Trước khi tiến vào thánh địa Mỹ Sơn của vương quốc Chăm sẽ phải đi ngang qua thánh địa Trà Kiệu của người Thiên Chúa Giáo.
Tên Trà Kiệu được xuất phát từ cách gọi Chùm Chà chỉ những người Chiêm Thành. Chữ Chà phía sau đọc thành Trà, mà hịên nay tại một số nơi tại miền Trung Việt Nam vẫn còn những địa danh mang tên Trà như: Trà Câu, Trà Khê, Trà Bàn, Trà Khúc, Sơn Trà…Còn chữ Kiều có thể hiểu rằng người ở nơi xa đến, ý chỉ những người vùng khác đến đây lập nghiệp.
Tuy tên gọi Trà Kiệu nó chỉ có khoảng vài trăm năm, song, theo những gì mà các nhà khảo cổ học nghiên cứu và khai quật, thì vùng đất này trước kia là kinh thành Simhapura của vương quốc Champa ngày trước có từ thế kỷ thứ IV. Simhapura là kinh đô của tiểu quốc Avamarati một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa.
Từ Simhapura có nghĩa là Sư Tử. Sở dĩ, có tên như vậy bởi vì sư tử đại diện cho quyền uy, sức mạnh của vua chúa và vị vua trị vì trong thời điểm này dùng biểu tượng sư tử nhằm cho muôn dân bá tánh biết được uy quyền của mình, mặc dù tại vùng đất Đông Dương ngày nay và Champa ngày xưa không có sư tử. Sau chính biến cố năm 1470 giữa vương quốc Champa và Đại Việt, vua Lê Thánh Tông đã san bằng tiểu quốc Vijaya và đặt mốc biên giới tại Thạch Bi sơn, thì cùng với đó là làn sóng di cư của những người Việt vào Nam theo đà nam tiến.
Thánh mẫu Trà Kiệu
Trà Kiệu, vào năm 1623, đã được một số người tình nguyện di dân ở các vùng chung quanh chọn để tới khai hoang lập ấp. Họ tới bằng đường biển hay bằng đường bộ, đặc biệt là từ những vùng chung quanh Hội An ngày nay. Đa số người định cư ở đây là người Công giáo vì, theo đức tin của người đạo này, không có ma là hồn của người chết hiện về, mà chỉ có quỷ dữ là các thiên thần phản loạn với Chúa ngự trị trên trời, sau đó bị Chúa phạt trở thành quỷ thần độc ác, chuyên dụ dỗ loài người làm những điều vô nhân độc ác trên mặt đất. Những người Lương, tức những nguời không theo Thiên Chúa giáo không dám đặt chân vào vùng đất Trà Kiệu, vì họ cho rằng vùng đất này có lắm ma quỷ.
Thánh mẫu Trà Kiệu
Nhưng sau khi có những nhà truyền giáo vào Việt Nam, những người Thiên Chúa giáo không tin có hồn ma hại người mà chỉ tin có địa ngục và hồn người ở nơi đó chờ ngày phán xét, kẻ lành lên trên trời, kẻ dữ phải xa hoả ngục chịu nạn muôn đời. Do đó, không ngại chuyện ma quỷ, thấy cảnh trí, thổ nhưởng ở đây tốt đẹp mà cứ định cư.
Trà Kiệu là Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận Đà Nẵng. Ngày đó là ngày 31 tháng 5 năm 1971 và ngày nay cũng được coi như ngày hành hương Trà Kiệu hàng năm của hàng vạn người Công giáo và người lương giáo tại miền Trung và toàn quốc, như tại La Vang vậy. Từ ấy đến nay, đền thánh Trà Kiệu vốn nổi tiếng là linh thiêng, kẻ lương người giáo đến cầu khẩn và nhiều người đã được sở nguyện như ý. Cỏ cây quanh đền thờ nhờ ơn Đức Mẹ thông ban, đã công hiệu chữa nhiều bệnh tật.