Hình thành từ thế kỷ 15, bên cạnh kinh đô Trà Kiệu, làng Mã Châu chuyên dệt lụa cung cấp cho giới quý tộc, quan lại trong các vương triều. Các công việc trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa đều được thực hiện trong làng, với sự tham gia của hàng trăm hộ gia đình theo phương thức thủ công.
Khi xứ Đàng Trong – Việt Nam mở cửa giao thương với thế giới bên ngoài qua cảng thị Hội An thì tơ lụa Mỹ Châu là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất. Từ cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến Việt Nam, làng Mã Châu có thêm nghề trồng bông, dệt vải nhưng tơ lụa vẫn là mặt hàng chủ yếu. Trong thời kỳ này, phương thức sản xuất của làng nghề đã được cải tiến đáng kể, từ chỗ sử dụng các khung dệt hoàn toàn thủ công chuyển sang bán cơ giới, rồi tiến đến tiến đến tự động hoá như ngày nay.
Mã Châu con gái mỹ miều
Sớm mai dệt lụa, buổi chiều ươm tơ
Lần theo câu ca dao cổ, chúng ta cùng đến thăm làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa Mã Châu. Dưới bóng cây đa nghìn tuổi còn hiện diện mái đình Mã Châu cổ kính là nơi thờ cúng vị tổ nghề dệt của làng.
Làng dệt Mã Châu có vóc dáng đặc trưng của một làng quê Việt Nam yên bình với những khu vườn xanh tốt, những hàng cau, hàng chè tàu thẳng lối đi và những gương mặt thân thiện, luôn nở nụ cười đón khách của chủ nhân. Với vị trí giao thông thuận lợi, nằm trên con đường kết nối hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn, Mã Châu sẽ là điểm đến hấp dẫn trong lộ trình du lịch của du khách trong và ngoài nước. Đây chính là cơ hội để người dân làng nghề Mã Châu tự giới thiệu với du khách bốn phương về thương hiệu vải lụa có hàng trăm năm tuổi của