Võ Thánh - Võ Miếu

Thời thanh bình văn trước võ, thời nhiễu nhương võ lướt văn. Dưới thời các vua Nguyễn, triều đình Huế thiết lập Văn miếu, Võ miếu ở phía Tây Bắc kinh thành thuộc ấp Nội Súng, huyện Hương Trà gần đồi Thiên Mụ đối chênh với gò Long Thọ. Theo Cổ thư, sách Đường Thư của Tống kỳ cho biết phương Tây Bắc là phương vững mạnh của đất trời, hùng tráng và tôn nghiêm. Địa cuộc nơi này được gọi là cửa ngõ lên trời và là trục của quả đất, vô hình trung tạo thành một mãnh lực siêu nhiên.

Thánh Võ
Cổng vào Thánh võ

Võ Miếu được khởi công xây dựng từ tháng 9 năm Ất Mùi (1835) tại làng An Ninh thuộc huyện Hương Trà, phía bên trái Văn Miếu, trước mặt là sông Hương. Với chu vi khoảng 400m, cấu trúc Võ Miếu cũng không cầu kỳ, gồm một miếu chính theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, phía trước có xây 2 nhà phụ gọi là Tả Vu và Hữu Vu đối diện nhau. Chung quanh có xây thành bao bọc, phía ngoài thành có nhà Tể sinh - là nơi giết súc vật khi tổ chức cúng tế. 

thánh võ
Khung cảnh xung bên trong miếu Thánh Võ

Năm 1839 (Minh Mạng thứ 20), triều đình cho dựng ba tấm bia Võ Công ở trước sân Võ Miếu. Những tấm bia này ghi tên những danh tướng đã đóng góp nhiều chiến công trong hai triều vua Gia Long và Minh Mạng như: Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Tạ Quang Cự, Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điển... Về sau, còn có hai tấm bia ghi tên những Tiến sĩ đỗ trong 3 khoa thi võ dưới thời Tự Đức: 1. Khoa Ất Sửu (1865) 2. Khoa Mậu Thìn (1868) 3. Khoa Kỷ Tỵ (1869). Bên cạnh một số danh tướng Việt Nam như: Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, Tôn Thất Hội... trong miếu còn có bài vị thờ các danh tướng của Trung Quốc như: Hàn Tín, Trương Lương, Gia Cát Lượng... Việc tế lễ ở Võ Miếu được tổ chức một năm 2 lần vào mùa thu và mùa xuân. Phẩm vật cúng tế có những quy định riêng. Tuy nhiên, về sau phẩm vật có thay đổi (tùy theo quy định của từng triều vua) nhưng chủ yếu vẫn là tam sinh (trâu, heo, dê) và hương hoa, quả phẩm. Về hình thức, việc lập Võ Miếu nhằm tạo ra một sự đăng đối so với Văn Miếu.

Võ thánh miếu
Bia đá ở Võ Thánh Miếu

Song thực tế, Võ Miếu không có vai trò quan trọng như Văn Miếu. Nho giáo hay chính xác là Nho học là hệ tư tưởng quán xuyến toàn bộ nền tảng chính trị giáo dục của chế độ phong kiến mà ở đây là triều Nguyễn. Võ Miếu được lập ra cũng để tôn vinh những công thần đã đóng góp nhiều công lao cho triều đại, mục đích động viên những người theo đòi võ nghiệp mong lập được chiến tích để lưu danh muôn thuở. Triều Nguyễn lập ra Võ Miếu để khuyến khích nhân tài, tỏ sự công bằng giữa văn và võ. Nhưng tiếc thay, thực tế đã không được như vậy. Giá như đối với việc rèn luyện binh mã, nâng cao trình độ kỹ thuật quân sự, hiện đại hóa vũ khí luôn được chú trọng như việc đọc sách làm thơ thì đất nước ta đã có thể tránh khỏi họa xâm lăng suốt gần một thế kỷ.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Võ Thánh - Võ Miếu nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...