Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long dùng Huế làm kinh đô của đất nước mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam khéo dài gần 150 năm. Đến năm 1945 sau khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị, Hà Nội được chọn làm thủ đô, tên gọi cố đô Huế bắt đầu được dùng từ đó.
Ngọ môn cố đô Huế
Cố đô Huế có lịch sử từ năm 1306, sau khi vua Chế Mân của đất Chiêm Thành dâng 2 châu Ô và Rí làm sính lễ để cưới Công chúa Huyền Trân. Sau khi tiếp thu vùng đất mới năm 1307 vua Trần Anh Tông đổi tên thành châu Thuận và châu Hóa. Đến thời nhà Minh thì sát nhập 2 châu này thành phủ Thuận Hóa. Qua đời Nhà Hậu Lê, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.
Chùa Thiên Mụ cố đô Huế
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại quân Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ.
Nhà thờ Phú Cam cố đô Huế
Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân, thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh.
Cầu Tràng Tiền cố đô Huế
Trong thời kỳ Tây Sơn, Phú Xuân - Huế luôn là một địa bàn chiến lược được Nguyễn Huệ vô cùng coi trọng và chọn là nơi đóng đại bản doanh. Năm 1802 Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn lên ngôi hoàng đế lập ra triều Nguyễn và một lần nữa chọn Huế làm kinh đô cho triều đại mới.
Nhã nhạc cung đình Huế
Với bề dày lịch sử hàng trăm năm của các đời vua chúa, cố đô Huế có một quần thể di tích lâu đời hấp dẫn du khách tứ phương. Quần thể di tích cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hoá do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam. Phần lớn các di tích này nay thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới vào ngày 11 tháng 12 năm 1993. Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 48 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Quần thể di tích Cố đô Huế có thể phân chia thành các cụm công trình gồm các cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế.