Chùa Đông Thuyền - Đông Thiền

Chùa Đông Thuyền một số nơi  gọi là chùa Đông Thiền do ngài Tế Vĩ, đời 36 phái thiền Lâm Tế khai sơn vào khoảng hậu bán thế kỷ 18. Chùa toạ lạc tại  65/2 Lê Ngô Cát thuộc làng Dương xuân - Thuỷ Xuân - kế cận kinh thành Huế. 

Cổng chùa Đông Thuyền - Đông Thiền
Cổng chùa Đông Thuyền

Chùa được xây dựng trên một vùng đất cao, rộng 5 mẫu, hình lưng qui, trước có khe suối, sau tiếp giáp núi rừng, tả hữu có hai triền đồi bao quanh và giao đầu lại, buổi đầu Đông Thuyền chỉ là một thảo am,sau dần dần được kiến thiết theo quy mô lớn.

Chùa Đông Thuyền - Đông Thiền

Vào đầu triều Nguyễn, các thời Gia Long, Minh Mạng, chùa được xây dựng lớn lao và tiếp tục kiến tạo thêm trong thời Thiệu Trị. Bia xây dựng vào thời Minh Mạng đề tháng sáu Minh Mạng thứ 19 tức năm 1838. Biển trùng tu vào thời Thiệu Trị đề năm nhâm dần, Thiệu Trị thứ 2 tức năm 1842. 

Chùa Đông Thuyền - Đông Thiền

Người đứng ra xây dựng cổ tự Đông Thuyền với quy mô lớn và có công tạo lập nguồn kinh tế phục vụ đời sống nhà chùa lâu dài là công chúa Ngọc Cơ, con gái thứ 13 của vua Gia Long, pháp danh Hữu Châu, tự Thiên Hương, xuất gia tại Đông Thuyền.

Chùa Đông Thuyền - Đông Thiền

Về sau, chùa ĐôngThuyền thiếu danh tăng thường trú, ngày càng sa sút đi đến trình trạng hoang tàn đổ nát. Mùa thu năm 1975, Sư Bà Thích Nữ Diệu Không, thừa uỷ nhiệm của giáo hội Phật giáo Bình Trị Thiên, đứng ra nhận lãnh chức vụ trụ trì chùa Đông Thuyền. Quyết tâm bảo vệ ngôi già lam lịch sử trên đã huỷ diệt. 

Chùa Đông Thuyền - Đông Thiền

Sư Bà trong hơn nữa thế kỷ tích cực phụng sự đạo pháp đã xây dựng 6 ngôi chùa trong ni giới, nay trụ trì chùa Đông Thuyền, tuổi cao sức yếu, Sư Bà vẫn cố gắng trùng tu xây dựng Đông Thuyền thành một chốn tự viện khang trang tốt đẹp, làm nơi tu học và tham cứu cho tăng ni. Ngày khởi công 22 tháng 9 năm Đinh Mão (1987). Quá trình trùng tu đã cố gắng duy trì đường nét kiến trúc điêu khắc thuần khiết và bình dị giai doạn mỹ thuật đầu thời Nguyễn cố gắng bảo vệ tối đa dấu tích trang nhã các thời khai sơn, xây dựng mấy trăm năm về trước.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Chùa Đông Thuyền - Đông Thiền nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...