Tranh làng Sình

Tranh làng Sình Huế xuất hiện cách đây khoảng 400 năm là một dòng tranh dân gian Việt Nam có thể sánh ngang với tranh Đông Hồ Bắc Ninh. Trong tháng giêng, tháng hai, người Huế thường tổ chức cúng đất, cúng sao để giải hạn xấu, cầu điều lành. Tranh thờ làng Sình được dùng trong việc cúng bái như thế.

Tranh làng Sình
Đồi Công nô nức thi đua
Cày sâu bừa kỹ vụ mùa thành công

Vào những ngày cuối năm, người dân làng Sình luôn hối hả tất bật trong việc làm nên những bức tranh sinh động để kịp phục vụ cho tết cổ truyền. Hiện nay ở làng Sình có khoảng hơn 30 hộ dân còn gắn bó với nghề truyền thống này.

Tranh làng Sình
Bản in tranh làng Sình

Khi làm ra một bức tranh, bản khắc gỗ chỉ giữ vai trò làm khuôn và in màu chính. Những màu sắc còn lại được nghệ nhân vẽ thủ công. Chính vì thế nên không có bức tranh nào giống nhau. Nét độc đáo của tranh dân gian làng Sình là ở màu sắc, mỗi bức tranh mang một nét riêng, gắn liền với cảm xúc của nghệ nhân trong quá trình làm tranh.

Tranh làng Sình

Tông màu chính là xanh, đỏ, đen, vàng, tím. Nếu tranh dân gian Đông Hồ chỉ có bốn hoặc năm màu chủ đạo thì tranh dân gian làng Sình có nhiều màu hơn, phát triển theo trí tưởng tượng cũng như sự thích ứng văn hóa của cư dân làng Sình.

Tranh làng Sình

Những màu sắc của tranh chủ yếu được làm ra từ yếu tố thiên nhiên. Màu vàng nhẹ làm từ lá đung giã với búp hòe non, màu xanh dương từ hạt mồng tơi, hạt hòe làm nên màu vàng đỏ, nước lá bàng sẽ cho màu đỏ sẫm, bột gạch để có màu đơn, tro rơm nếp hòa tan trong nước rồi lọc sạch, cô lại thành màu mực đen bóng.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Tranh làng Sình nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...