Quan Tượng Đài

Di tích Quan Tượng Đài tọa lạc trên pháo đài Nam Minh, phía tây nam Kinh thành Huế. Đây từng là nơi cơ quan Khâm Thiên Giám đặt đài quan sát các hiện tượng thời tiết, dự báo khí tượng thủy văn cho triều đình Nguyễn. Trên đài này, vua Minh Mạng đã cho dựng đình Bát Phong năm 1827. Cuối thời Nguyễn, cùng với sự suy tàn của triều đại, hoạt động của cơ quan Khâm Thiên Giám dần dần bị thu hẹp và triệt tiêu. Quan Tượng Đài hiện chỉ còn là phế tích. Đây là đài thiên văn cổ duy nhất của các vua chúa còn lại tại Việt Nam - một công trình vô cùng độc đáo.

Di tích Quan tượng đài Huế
Nền Quan tượng đài

Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Quyết định số 687/QĐ-VHTTDL ngày 27/2/2012 về việc cho phép khai quật khảo cổ di tích Quan Tượng Đài. Từ tháng 4/2012, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai hoạt động thám sát khảo cổ tại đây nhằm tìm hiểu vị trí, kích thước, cấu trúc nền móng của kiến trúc đình Bát Phong trên Quan Tượng Đài; xác định kích thước cấu trúc của hệ thống thoát nước, nền di tích, hệ thống bậc cấp, v...v..nhằm thu thập các chứng cứ khoa học cho việc tu bổ, phục hồi di tích trong tương lai.

Quan tượng đài Huế Quan tượng đài Huế
Các chuyên gia tại đài thiên văn cổ còn lại duy nhất

Ngay dưới hệ thống tường bao khu vực nền đài đều được trổ các lỗ thoát nước mặt. Tuy nhiên các lỗ thoát nước đều cao hơn nền sân từ 12 đến 14cm. Vật liệu chủ yếu mà người xưa dùng để xây dựng công trình này là gạch vồ, đá Thanh (chân đá táng), gạch Bát Tràng, ngói lưu ly, vữa vôi, đá gan gà...

Quan tượng đài
Phần bên của đình Bát Phong

Đài thiên văn cổ này nhìn ra sông Hương và hướng Nam kinh thành Huế. Những hiện tượng thời tiết thông thường như mưa, nắng, gió và các hiện tượng bất thường như hạn hán, lũ lụt đã được ghi nhận từ đây rồi báo cáo về cho vua nhằm có kế hoạch ứng phó trong triều đình và dân chúng

Chiều 21/9/2013, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp cùng Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) tổ chức lễ khánh thành công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” – đài thiên văn cổ duy nhất còn lại ở Việt Nam hiện nay. 

Quan tượng đài Huế

Theo TS. Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Quan Tượng Đài là nơi xem thiên văn, khí hậu, quan sát các hiện tượng thiên nhiên, sau đó những thông tin này được chuyển về Khâm Thiên Giám xử lý đưa ra kết quả như dự báo thời tiết, làm lịch, xem ngày. Những kết quả dự báo từ Quan Tượng Đài đã chứng minh sự quan tâm của triều đình nhà Nguyễn đối với đời sống xã hội, cuộc sống nhân dân, và là một bước tiến rõ rệt về khoa học kỹ thuật thời bấy giờ. 

Quan tượng đài Huế Quan tượng đài Huế
Quan tượng đài nay và xưa

Sau 10 tháng thi công, đến nay công trình đã hoàn thành đúng tiến độ và đạt được các yêu cầu theo thiết kế được phê duyệt, sẵn sàng đưa vào sử dụng và khai thác giá trị di tích. Bên cạnh đó, việc hoàn thành dự án đã phục hồi được một công trình lịch sử có giá trị độc đáo nằm trên hệ thống Kinh thành Huế, tạo nên một điểm nhấn kiến trúc đẹp bên bờ sông Hương.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Quan Tượng Đài nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...