Phố Cổ Gia Hội

Phố cổ Gia Hội được các chuyên gia đánh như một Hội An giữa cố đô Huế, mang vẻ đẹp rêu phong, nét cổ kính đã nhuồm màu thời gian. Với nhiều công trình văn hóa đặc sắc, là sự cộng hưởng của hệ thống tôn giáo Ấn-Hoa-Việt-Chăm, tạo nên sức hút kì lạ nếu ai đó đã từng thả bước thong dong trên đường Chi Lăng, Bạch Đằng. 

Gia Hội
Phố Gia Hội

Ở thế kỉ XIX, phố cổ Gia Hội là nơi buôn bán sầm uất vào bậc nhất của kinh thành Huế. Người Hoa đến đây sinh sống và lập nghiệp rất đông, họ buôn bán rất thịnh vượng. Chi Lăng là một con đường của phố cổ Gia Hội còn được gọi với cái tên khác là “phố người tàu”. Con phố này có nhiều kiến trúc văn hóa tâm linh của người tàu như: chùa Chiêu Ứng, chùa Bà, chùa Quảng Đông đến Hội quán Triều Châu, Hội quán Phúc Kiến (mấy năm gần đây là Hội quán Quảng Triệu) đều được cộng đồng người Hoa xây dựng rất công phu, uy nghi và tráng lệ. Dọc đường Chi Lăng và đường Bạch Đằng sẽ bắt gặp những ngôi nhà cổ, được xây theo lối nhà Rường Huế. Có những ngôi nhà đã trải qua hai thế kỉ với những thăng trầm của lịch sử đất nước. Bốn nền văn hóa khác nhau đều mang đặc sắc riêng hòa trộn với nét cổ đẹp cổ kính làm cho con phố cổ này có sức lôi cuốn kì lạ. 

Con đường chạy thẳng từ cầu Gia Hội về Chợ Dinh, người Huế vẫn quen gọi là đường Gia Hội, nay là Chi Lăng, ngày xưa là Dinh thị phố (Phố Chợ Dinh). Đây là khu chợ của người Hoa với 8 nhà hàng lớn, mỗi nhà hàng mang một tên riêng và có tên chung là Duyên giang bát tràng (8 hàng ở ven sông).

Phố Gia Hội
Thủ phủ ở phố Gia Hội

Phố Chợ Dinh xưa tràn ngập các dinh thự, phủ phòng, những ngôi nhà cổ, chùa, miếu của người Việt và người Hoa. Tại đây có Đền Chiêu Ứng, một công trình do người Hải Nam xây dựng vào năm 1887. Đền thờ 108 người Hải Nam sang định cư làm ăn ở Thuận Hóa. Năm 1851, trong một chuyến đi biển, họ bị quân lính nhà Nguyễn giết nhầm do tưởng là hải tặc. Vua Tự Đức biết chuyện đã cho tế lễ những linh hồn oan khuất và cầu mong họ phù hộ cho các thương nhân hải hành.

Trước lúc phát triển thành Tám hàng ven sông, khu vực nầy dành riêng cho các phủ phòng dinh thự của các ông hoàng, bà chúa nên có lẽ vì thế người ta nhầm chữ Dinh ở đây là dinh của những con vua cháu chúa đó. Sự thật chữ dinh có sớm hơn. Khu vực nầy dưới thời các chúa Nguyễn là doanh trại của quân đội. Người Hán Thanh ở Thanh Hà, Minh Hương, Bao Vinh gọi khu vực đóng quân đó là Dinh. Dinh - theo cách tổ chức binh lính cũ của Trung Quốc, đơn vị có 500 quân gọi là một Dinh. Ở phía dưới ngày xưa có một cái chợ phục vụ cho binh lính trong Dinh gọi là Dinh thị hạ ấp.

Nguồn: Sưu Tầm

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Phố Cổ Gia Hội nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...