Làng Phụng Các

Vùng đất khu vực phía nam Phú Yên nằm hai bên bờ sông Đà Diễn được lưu dân Việt khai phá sớm cùng lúc với các vùng phía bắc tỉnh. Việc khai khẩn đất đai để lập nên làng Phụng Các được tiến hành sau khi thành Hồ bị chinh phục (1578). Những cư dân có mặt sớm trong việc khai hoang lập nên xóm, ấp ở Phụng Các là các tộc họ Lương (hậu duệ của Lương Văn Chánh), Nguyễn, Phạm, Bùi, Lê được thờ phụng tại miếu Tiền hiền của làng.  

làng phụng các
Tổ Đình Long Tường - ngôi chùa của làng cổ Phụng Các


Buổi ban đầu khi mới lập làng Phụng Các, cư dân sống quần tụ thành các đơn vị ấp, lý (xóm) với chừng 25 nhà để giúp đỡ lẫn nhau trong việc khai khẩn đất đai. Làng Phụng Các lúc mới hình thành có một ấp và năm lý (xóm) là: Hy Nguyên ấp, Nông Hòa lý, Nông Điều lý, Phước Nguyên lý, Đông Mỹ lý, Tây Mỹ lý. Vị trí của các ấp, xóm (lý) ngày nay có thể xác định: Nông Hòa lý nay là xóm Ao thuộc thôn Phụng Tường I; Hy Nguyên ấp và Nông Điều lý là khu vực thôn Phụng Tường II; Phước Nguyên lý là thôn Phụng Nguyên; hai lý Đông Mỹ và Tây Mỹ là thôn Long Tường hiện nay.

làng phụng các
Ngôi chùa của làng cổ Phụng Các

Dưới thời chúa Nguyễn, tuy đã ổn định đời sống ở buổi đầu lập làng, nhưng công cuộc mở mang làng xóm, vườn ruộng vẫn tiếp tục ở Phụng Các. Dần dần nghề làm gốm phát triển hình thành xóm Lò Gõ chuyên sản xuất các sản phẩm như thùng, ché, chậu, nồi, vò, chum vại,.. cung cấp không chỉ trong phạm vi làng Phụng Các mà còn mở rộng cả vùng Tuy Hòa.

Năm 1771 khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ ở Bình Định rồi lan rộng đến Phú Yên. Mùa đông 1773, Nguyễn Nhạc cử Ngô Văn Sở đưa lực lượng vào phối hợp với nghĩa quân Phú Yên đánh chiếm thành Hội Phú. Cũng như các làng quê khác ở Phú Yên, nhân dân làng Phụng Các tham gia tích cực trong phong trào Tây Sơn, có người trở thành những tướng lĩnh nổi tiếng.

làng phụng các
Cây đa bên trong ngôi chùa của làng cổ Phụng Các

Như vậy, làng Phụng Các là một trong những làng cổ hình thành khá sớm ở Phú Yên sau đợt di dân lập ấp của Lương Văn Chánh năm 1578. Cùng với các làng xã khác trên các khu vực Cù Mông, Bà Đài, Đà Diễn, sự hình thành làng Phụng Các góp phần vào việc ổn định cuộc sống ban đầu của lưu dân Việt trên vùng đất mới trải dài từ Cù Mông đến núi Đá Bia, trên cơ sở đó tạo ra những tiền đề quan trọng góp phần quyết định cho sự ra đời phủ Phú Yên năm 1611.

Từ khi hình thành cho đến nay với lịch sử 400 năm, làng Phụng Các trải qua những giai đoạn thăng trầm cùng với sự biến đổi chung của tỉnh Phú Yên.

 Nguồn: Sưu tầm

Địa điểm khác trong vùng

Thành An Thổ

Trong thời gian từ 1901 đến 1906, ông Trần Văn Phổ giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông đã đưa cả gia đình...

Chùa Thanh Lương

Chùa Thanh Lương tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam thuộc xã An Chấn, huyện Tuy An, cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 10km...

Đền Thờ Lương Văn Chánh

Lương Văn Chánh chính là vị thành hoàng có công lớn khai khẩn đất Phú Yên thời nhà Nguyễn. Đền thờ cụ được xây dựng...

Làng Phụng Các nằm trong

Phú Yên

41 địa điểm ở đây

Phú Yên có phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp...