Làng Lặn Biển thuộc làng Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế là một ngôi làng nghèo ven biển, được bao bọc bởi đồi cát. Người dân nơi đây ngày qua ngày vì kế sinh nhia mà víu lấy nghề lặn biển đầy rẩy nguy hiểm này.
Phú Mậu hàng chục năm nay có nghề lặn cá, tìm ốc mưu sinh sống qua ngày. Đến Phú Mậu, chắc hẳn bạn sẽ thấy ai mang nghề lặn biển đều có làn da rám nắng, thân hình vạm vỡ, toát lên vẻ mặn mà. Ở khu tái định cư Phú Mậu, có tới hàng trăm hộ dân nhưng chỉ sống bằng nghề cá, người bỏ lưới, bỏ chài… trong đó có nghề lặn cá dễ kiếm tiền, nhưng cũng dễ mất mạng nên không phải ai cũng có thể theo được nghề.
Nghề lặn biển
Anh Nguyễn Văn Bi đã chia sẻ về những ngày chập chững tập lặn: "Để có can đảm lặn sâu dưới biển hơn chục mét, người thợ lặn mới đầu vào nghề cũng phải học lặn cả tháng trời. Lúc đầu, nghe lặn 2 - 3m đã sợ. Nhưng chỉ có nghề lặn biển làm kế sinh nhai nuôi sống gia đình thì nhất quyết phải học cho được". Ngày nào, anh Bi cũng theo bố ra biển tập lặn. Người thợ lặn phải biết làm chủ được nước, giữ nhiệt cơ thể để có thể lặn sâu mà không bị nhức xương; phải biết phát hiện được luồng nước độc, luồng xoáy để tránh nguy hiểm… Họ được trang bị ống dẫn hơi dài hơn 100m. Đồ lặn biển gồm quần áo, kính rất sơ sài, không hề có một thiết bị bảo hộ nào khác.
Một người thợ lặn biển chuẩn bị lặn vào đại dương
Hàng ngày, những người thợ lặn bắt đầu công việc lúc 7h sáng, họ lặn ngâm mình dưới biển 8 tiếng đồng hồ, chỉ nghỉ ngơi khi thu được khoản tiền đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Biết cách lặn, nhưng để thu lại được “chiến lợi phẩm” là một nghệ thuật. Mỗi lần lặn, “kình ngư” thường đi theo cặp để thuận tiện hỗ trợ lẫn nhau, phòng trừ trường hợp bất trắc. Khi đã xuống tới độ sâu nhất định chừng 10m, sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai người rất quan trọng, tất cả mọi hành động, lời nói đều được ra dấu bằng tay. Người thợ lặn nép mình vào những tảng đá lớn phục kích, hễ thấy con mồi nào rơi vào tấm ngắm, họ nhanh chóng dùng súng bắn. Khi gặp cá mú, cá hồng… là những loại cá bán được giá cao, thợ lặn sẽ truy đuổi tới cùng, cá bơi đi đâu, người “chạy” tới đó.
Mỗi khi lặn, thợ lặn nên lặn theo căp để có thể yểm trợ cho nhau
Ngâm mình 8 tiếng đồng hồ dưới nước, sản vật mà người thợ lặn thu được chủ yếu là cá, cua, ốc… Mỗi ngày ra biển cực nhọc, nhưng chỉ thu về khoảng 200 nghìn đồng. Chỉ với số tiền ít ỏi đó mà họ phải mang cả tính mạng đặt cược cho một canh bạc lớn giữa biển cả. Sau những ngày lặn vất vả, chừng 5- 10 ngày họ lại nghỉ ngơi lấy sức cho những ngày ra biển tiếp theo.
Lặn biển đặc biệt kén chọn, khắc nghiệt đối với những người lấy nghề làm kế sinh nhai, bởi phải ngâm mình cả ngày dưới nước, nơi nông nhất thì cũng chục mét. Công việc vất vả, không may mắn thì mất mạng như chơi. Ông Tỵ chia sẻ: “Nghề này đòi hỏi chủ yếu là sức khỏe và kinh nghiệm, song để lặn được độ sâu chừng 15 - 20m trở lên thì sức khỏe là yếu tố rất quan trọng, thợ lặn phải có kinh nghiệm lấy hơi, chịu áp lực nước và cơ thể có sức chịu dẻo dai. Do đó chỉ có tuổi thanh niên mới có sức làm nghề này”.
Chiến lợi phẩm của người thợ lặn
Nhiều “kình ngư” làm bạn với biển ở khu tái định cư này không thoát được “cửa tử”, cũng không ít người giờ đây hứng chịu di chứng. Đang như con rái cá ngang dọc khắp đại dương, ấy vậy mà có người sống gắn bó với chiếc giường, xe lăn khi cuối đời, nhẹ thì cũng bị ù tai, giảm thị lực. Chứng kiến bao cảnh sinh ly tử biệt, ông Tỵ cảm thấy may mắn khi không phải nằm lại dưới đáy biển.
Những số phận không may phải ra đi mãi mãi
Ông Tị thở dài khi nhắc đến chuyện cả năm người con trai đều theo nghiệp bố: “Biết là cái nghề lặn cực khổ, hiểm nguy, cho con theo nghề lặn chẳng khác nào đánh đu với tính mạng con cái. Nhưng cũng phải làm để kiếm miếng ăn nuôi vợ, nuôi con”!