Làng đúc đồng Dương Xuân

Làng Dương Xuân, cách trung tâm thành phố về phía tây chừng 4 cây số, nằm ở ngay hữu ngạn sông Hương hầu hết dân làng làm nghề đúc đồng, nên từ lâu còn được gọi là phường Đúc. Tương truyền dân Dương Xuân có quê gốc ở Bắc Ninh và Thanh Hóa, tổ tiên họ vào đây từ thời các chúa Nguyễn và ở lại phát triển nghề đúc đồng cho đến bây giờ. Cũng có tài liệu nói thợ đúc đồng Đại Việt từ thời Trần đã theo công chúa Huyền Trân vào đây. Đồ đồng hiện còn  ở Huế có nhiều hiện vật nổi tiếng được đúc vào nửa sau thế kỷ XVII, có ghi niên đại vua Lê và mang nhiều họa tiết trang trí ngoài Bắc đương thời, chắc chắn là sản phẩm của những thợ thủ công từ Đàng Ngoài mới vào. 

Làng đúc đồng Dương Xuân

Nhiều đợt di cư đi tìm cuộc sống ở phía Nam, có thể có cả những thợ đúc đồng vào đây. Đặc biệt khi Huế thành kinh đô, nhà Nguyễn trưng tập thợ khéo cả nước về đây làm những đồ cao cấp, chắc hẳn có cả thợ đúc đồng ngoài Bắc, khi hết hạn phục vụ họ ở lại Huế bổ sung cho phường Đúc. Bằng những nguồn trên, làng đồng Dương Xuân – phường Đúc ngày nay càng phát triển.
 
Làng đúc đồng Dương Xuân

Chỉ kể những vật phẩm nghệ thuật lớn và có niên đại chắc chắn: Những chiếc vạc ở Đại Nội 1659 đến 1684, Khánh chùa Thiên Mụ năm 1677, chuông chùa Thiên Mụ năm 1710, cửu vị thần công năm 1816, cửu đỉnh năm 1835 đến 1837, chuông chùa Diệu Đế năm 1846 … đủ thấy sự phát triển liên tục, đỉnh cao cả về kỷ thuật và nghệ thuật của phường Đúc. 

Làng đúc đồng Dương Xuân

Các chùa ở Huế có rất nhiều tượng Phật bằng đồng với niên đại thuộc đầu thế kỷ XX. Và gần hơn, tượng chân dung nhà chí sĩ Phan Bội Châu cao 4m, đúc năm 1974. Tất cả nói lên tài hoa của thợ phường Đúc đúc những tác phẩm nghệ thuật khó và lớn cần có sự chỉ đạo của những người thợ cả - nghệ sĩ bậc thầy, sự phối hợp chặt chẽ của hàng chục người làm ra và của hàng chục lò cùng nấu đồng. Đồng Dương Xuân đã cống hiến cho vùng Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế những công trình nghệ thuật sống mãi với thời gian, ngày nay đang được tổ chức lại, vẫn làm ra những sản phẩm dân dụng, tham gia vào guồng máy công nghiệp và đúc hàng nghệ thuật nữa.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Làng đúc đồng Dương Xuân nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...