Vào những năm trước năm 1945, tại xã Trường Thịnh, Phủ Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên nay thuộc xã Hoà Vinh, huyện Tuy Hoà có khoảng 20 hộ nông dân làm nghề dệt chiếu. Người Trường Thịnh gọi chung số hộ nông dân này là Cù Du.
Chiếu được làm nên từ hộ Cù Du không nơi nào sánh kịp Tên gọi Cù Du không phải là địa danh. Người dân hộ Cù Du không có đất riêng để sống thành làng. Họ sống cùng với cư dân làm ruộng. Bởi thế không thể gọi hộ Cù Du là một làng nghề. Nhưng với lịch sử ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thì có thể coi hộ Cù du là chiếc nôi của nghề dệt chiếu.
Sợi chiếu được nhuộm và cho phơi giữa nắng trời bao la Ai cũng biết nguyên liệu để làm chiếu là sợi lác và sợi trân. Lác sống nơi đầm lầy, sông nước có ảnh hưởng của nước mặn. Trân là loại vỏ cây rừng, tương tự như cây tra, phơi khô, xẻ dọc thành sợi. Tra trắng hơn, dùng thắt giám ngựa, làm dây thừng. Trân hẩm hơn, dùng thắt võng. Từ việc chặt cây, lột vỏ đến khi thành sợi mất khá nhiều thời gian. Sau này, người ta dùng sợi đay từ miền Bắc đưa vào, sợi nhỏ, dệt nhanh hơn, bền và đẹp hơn.
Làng chiếu hộ Cù Du trồng cây lác ở đồng để làm nguyên vật liệu Theo các cụ già cho biết thì chiếu Cù Du sở dĩ được chuộng vì bền và dày, dày cả dây lác và sợi trân. Do vậy, chiếc cự dệt chiếu Cù du phải cấu tạo răng dày hơn các nơi. Vì chiếc cự có bao nhiêu răng sẽ có bấy nhiêu đường trân khi đưa vào sử dụng trong khung dệt. Điều này dẫn tới năng suất dệt chiếu của hộ Cù du thấp hơn, và giá thành tất nhiên cao hơn, khó bề cạnh tranh trên thị trường rộng rãi.
Người thợ cắt những đoạn chiếu thừa mang lại sự vuông vắn cho chiếc chiếu Có lẽ chiếu Cù Du dày, chắc một cách đặc biệt, khác hẳn chiếu thường nên mới phân chia “đội Cù Du dệt thảm cói, đội quan tịch dệt chiếu” và căn cứ vào hình dáng của nó, các tác giả thục lục gọi là “thảm vuông Cù du”.
Nguồn: Sưu tầm