Lạc Tịnh Viên

Lạc Tịnh Viên tọa lạc ở địa chỉ 65 Phan Đình Phùng, thành phố Huế, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Đây là một trong những di tích “tư nhân” được bảo tồn tốt nhất ở Huế, đồng thời, cũng là nơi bảo lưu và trao truyền hữu hiệu nhất nét tinh tế, sự lịch lãm, tính hiếu thuận và lòng nhân từ của tính cách Huế.

Lạc Tịnh Viên

Năm 1889 con của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm là Nguyễn Phước Hồng Khẳng mua một miếng đất bên bờ sông An Cựu dựng lên một ngôi nhà nhỏ cho mẫu thân ở. Năm 1891 ngôi nhà nhỏ được làm lại thành nhà ba gian và sau đó làm thành ngôi nhà rường vào năm 1897.

Lạc Tịnh Viên

Lạc Tịnh Viên dường như hội tụ đầy đủ tinh hoa của kiến trúc nhà rường Huế. Ngoài tòa Nhân Hậu, không gian để chủ nhân mở lòng với thế giới bên ngoài và thi hành việc thiện, các tòa nhà còn lại đã tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn hảo, mang đậm chất Huế.

Các thế hệ chủ nhân của Lạc Tịnh Viên đã gắn kết tất cả những cảm nhận của họ về phong thủy, văn hóa. Họ đã tạo nên bức bình phong và các lối đi khúc khuỷu để tránh những điều xấu vô hình và sự đường đột hữu hình cũng như để giữ vẻ tôn kính cho ngôi nhà. Họ chọn lựa những loại cây phù hợp, trồng theo lớp lang từ ngoài vào trong và sử dụng chúng theo những mục đích nhất định: có loài để ngửi hương, có loài để hưởng trái, có loài để ngắm hoa, lại có loài chỉ để cung cấp bóng mát cho khách bộ hành lạc bước giữa trưa hè oi nồng của xứ Huế. Lạc Tịnh Viên là nơi chứa đựng những điều thiêng liêng như thế.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Lạc Tịnh Viên nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...