Đền Thờ Lê Thành Phương

Lê Thành Phương là danh nhân lịch sử hàng đầu ở tỉnh Phú Yên. Ông sinh năm 1825 tại làng Mỹ Phú, tổng Xuân Vinh (nay là thôn Mỹ Phú - xã An Hiệp - huyện Tuy An - Phú Yên) trong một gia đình nho học và giàu lòng yêu nước. Thi đỗ tú tài năm 30 tuổi, ông trở về quê mở trường dạy học.

Đền thờ Lê Thành Phương
Ngôi đền thờ chí sĩ Lê Thành Phương

Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Lê Thành Phương đã đứng lên chiêu tập nghĩa quân Phú Yên dựng cờ khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. 

Đền thờ Lê Thành Phương
Chính diện Đền thờ Lê Thành Phương

Cuộc khởi nghĩa do Lê Thành Phương tổ chức và lãnh đạo ở Phú Yên là một bộ phận quan trọng của phong trào Cần Vương toàn quốc, có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến phong trào Cần Vương ở các tỉnh Nam Trung bộ. Cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương là trang sử vẻ vang trong quá trình đấu tranh chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc vô cùng anh dũng, hào hùng của nhân dân Phú Yên và mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Phú Yên.

Đền thờ Lê Thành Phương
Lễ hội được tổ chức hằng năm tại Đền thờ Lê Thành Phương

Tháng 2/1887, Lê Thành Phương bị địch bắt. Vào ngày 20/2/1887 (nhằm ngày 28 tháng Giêng năm Đinh Hợi), vì không dụ dỗ mua chuộc được ông, tên việt gian Trần Bá Lộc đã ra lệnh xử tử Lê Thành Phương cùng nhiều sỹ phu yêu nước khác tại Bến Cây Dừa (nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An).

Đền thờ Lê Thành Phương
Lễ hội được tổ chức vào ngày 27 và 28 tháng giêng hằng năm tại Đền Lê Thành Phương

Ông đã nêu cho tấm gương sáng ngời về ý chí kiên cường bất khuất và tinh thần anh dũng hy sinh vì dân vì nước. Di tích Mộ và Đền thờ Lê Thành Phương tại thôn Mỹ Phú - xã An Hiệp - huyện Tuy An - Phú Yên đã được nhà nước chính thức công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1997.

Đền thờ Lê Thành Phương
Lễ hội tại Đền thờ Lê Thành Phương kéo dài đến đêm tối

Từ đó, đã trở thành truyền thống, cứ đến ngày 27 và 28 tháng Giêng hằng năm, huyện Tuy An, chính quyền xã An Hiệp phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức lễ tưởng niệm đến vị “Thống soái quân vụ đại thần” Lê Thành Phương, người con yêu tú của quê hương Phú Yên.

Nguồn: Sưu tầm

Địa điểm khác trong vùng

Thành An Thổ

Trong thời gian từ 1901 đến 1906, ông Trần Văn Phổ giữ chức Giáo thụ tại phủ Tuy An. Ông đã đưa cả gia đình...

Chùa Thanh Lương

Chùa Thanh Lương tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam thuộc xã An Chấn, huyện Tuy An, cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 10km...

Đền Thờ Lương Văn Chánh

Lương Văn Chánh chính là vị thành hoàng có công lớn khai khẩn đất Phú Yên thời nhà Nguyễn. Đền thờ cụ được xây dựng...

Đền Thờ Lê Thành Phương nằm trong

Phú Yên

41 địa điểm ở đây

Phú Yên có phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp...