Đèn lồng Huế

Đến mùa Phật Đản hàng năm, vào những ngày 14, 15 tháng 4 âm lịch, đường phố Huế và các cửa chùa rực rỡ sắc màu đèn lồng đẹp và giản dị với các loại đèn phong phú như: đèn hoa sen, đèn bánh ú, đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn nhiều cánh có hình đức Phật Đản... với phần lớn là do chính tay người dân làm thủ công. 

Đèn lồng Huế

Dưới triều Nguyễn, lọng và tán là hai vật dụng tượng trưng cho sự tôn nghiêm của nghi lễ. Ngày nay, tán thờ và lọng cưới là một trong những vật dụng không thể thiếu trong các ngày lễ, tế, hội làng, đám cưới, đám hỏi của người dân. Từ nhu cầu sinh hoạt mang tính truyền thống này, các nghệ nhân ở đất thần kinh này đã sáng tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Huế, văn hóa dân tộc. Không dừng lại ở hai sản phẩm truyền thống này, các nghệ nhân ở đất thần kinh đã sáng tạo nên những sản phẩm truyền thống đó, các cở sở sản xuất lồng đèn đã tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của tỉnh bạn để tạo nên những chiếc lồng đèn đa sắc màu với nhiều kiểu dáng đẹp, thu hút được nhiều khách thập phương.

Đèn lồng Huế

Hình ảnh những ngôi nhà vườn ở Huế treo đèn lồng tạo nên một vẻ đẹp lung linh và đậm nét văn hóa truyền thống. Đèn lồng Huế cũng góp mặt ở nhiều hội chợ, triển lãm, festival nghề truyền thống trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá về một sản phẩm, một ngành nghề truyền thống của đất cố đô. 

Đèn lồng Huế

Quá trình làm lồng đèn có nhiều công đoạn: vót tre, cắt giấy màu hay vải, dán hồ và phơi. Đèn lồng thường được  treo ở mái hiên nhà và nơi thờ tự.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Đèn lồng Huế nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...