Đàn Nam Giao

Đàn Nam Giao triều Nguyễn nằm tại Phường Trường An, thành phố Huế cách kinh thành Huế khoảng 4km về phía Nam. Đàn Nam Giao được xây dựng dưới thời vua Gia Long năm 1806 là nơi để nhà vua làm lễ tế trời. 

Đàn Nam Giao Huế

Đàn Nam Giao là một tổ hợp các công trình kiến trúc gồm Giao đàn, Trai cung, Thần trù và Thần khố trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích đến 10ha. Trung tâm của khuôn viên đàn Nam Giao là Giao đàn, hướng về phía nam, gồm 3 tầng. Tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời; hai tầng dưới là Phương đàn, xây thành hình vuông, tượng trưng cho Đất. Đây là nơi diễn ra các hoạt động lễ nghi chính trong lễ tế Nam Giao. 

Nhình từ Đàn Nam Giao

Ở phía tây nam của Giao đàn là Trai cung, xây dựng theo thế "tọa bắc hướng nam", là nơi nhà vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ. Ngoài ra còn có Thần khố là kho cất giữ đồ tế khí, Thần trù là nhà bếp chuẩn bị đồ tế lễ, nằm ở phía đông bắc của Giao đàn. Một rừng thông xanh ngắt bọc lấy toàn bộ khuôn viên đàn Nam Giao.

Lễ tế Đàn Nam Giao

Trong suốt 79 năm từ năm 1807 đến năm 1885 của nhà Nguyễn, đàn Nam Giao luôn là nơi tổ chức nghi thức tế Giao đều đặn vào mùa xuân hàng năm. Từ năm 1886 đến năm 1890, triều đình Huế không tổ chức lễ tế Giao. Bắt đầu từ năm 1891, cứ ba năm một lần, vua Nguyễn lại đến tế Trời Đất ở đàn tế. Lễ tế cuối cùng của triều Nguyễn tại đây là vào ngày 23 tháng 3 năm 1945. Như vậy, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại lễ được tổ chức.

Lễ tế đàn Nam Giao

Trong buổi tế giao, chỉ những người trong Ban nghi lễ mới được bước qua 15 bậc thang để lên đỉnh cao nhất của Đàn, gọi là Viên Đàn. Đó là khoảnh sân hình tròn tượng trưng cho trời. Còn người đến dự thì chỉ được bước lên 7 bậc thang và đứng ở tầng dưới được gọi là Phương Đàn. Phương Đàn có hình vuông tượng trưng cho đất. Nguyên bản thì Phương Đàn tượng trưng được sơn màu xanh, Viên Đàn được sơn màu hoàng thổ, còn bậc cuối cùng tượng trưng cho người thì sơn màu đỏ.

Đàn Nam Giao

Những bậc cao niên đứng tại bậc Phương Đàn, nét mặt trầm tư. Bà Yến, 78 tuổi cho biết, đến đây để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, con cháu bình an vô sự. Còn các cụ ông thì nói: Mỗi lần tế giao thì thế hệ con cháu lại nhớ đến người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã dừng chân làm lễ tế trời đất, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Đàn Nam Giao nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...