Con Đường Chi Lăng

Con đường Chi Lăng nằm phía đông kinh thành Huế, nay thuộc phường Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hậu, TP Huế. Con đường  dài 1850m, khởi đầu từ đường Trần Hưng Đạo (tiếp giáp đầu cầu Gia Hội). Đoạn nối dài của nó chạy sâu vào đất làng An Quán xưa ra tận bờ sông Hương phía nhà thờ Bãi Dâu.

Nếu kinh thành Huế và lăng tẩm các vua triều Nguyễn là những gì còn sót lại của một vương triều đã lùi vào xa vào dĩ vãng thì con đường Chi Lăng chính là “dấu ấn” vẫn chưa vội phai mờ của đời sống của cư dân mảnh đất thần kinh xưa. Đến nay, trên con đường Chi Lăng, nhiều di tích lịch sử rất có giá trị đối với dòng chảy văn hóa Huế vẫn được lưu giữ và bảo tồn.

Chi Lăng
Hội quán người Hoa trên đường Chi Lăng

Con đường Chi Lăng đã trở thành địa điểm có cộng đồng người Hoa nhiều nhất ở Huế từ trước đến nay. Các công trình kiến trúc người Hoa trên trục đường nơi đây đẹp không thua gì ở phố cổ Hội An. Thậm chí cảnh quan và nội thất vẫn nguyên vẹn y như lần đầu xây mới. Từ đền Chiêu Ứng, Chùa Bà, Chùa Quảng Đông đến Hội quán Triều Châu, Hội quán Phúc Kiến (và mấy năm gần đây là Hội quán Quảng Triệu) đều được các cộng đồng người Hoa xây dựng rất công phu, uy nghi và tráng lệ. Nhà thuốc Bắc Hòa Thạnh Đường và các xóm người Hoa xung quanh các di tích tâm linh nói trên trên đã tạo nên một khu phố Tàu rất “riêng” cho con đường Chi Lăng xưa và nay.

Dưới khu phố Tàu là khu chợ Dinh. So với “Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại” thì khu chợ Dinh ngày nay nhỏ bé hơn và khiêm nhường hơn. Nhưng địa danh này lại gắn liền với một nhân vật lịch sử quan trọng thời Nguyễn là cụ Trần Tiễn Thành, một trong ba vị quan đầu triều nhà Nguyễn thời thực dân Pháp xâm lược nước ta. Theo một số người già ở đường Chi Lăng, cụ Trần Tiễn Thành rất được người dân kính trọng nên ở khu phố Chi Lăng xưa được gọi là phố chợ Dinh.

đường Chi Lăng
Phố cổ trên đường Chi Lăng được đưa vào sử dụng làm quán cafe thu hút khá đông khách 

Ở đường Chi Lăng hiện vẫn còn một số phủ đệ như Phủ Thọ Xuân, Phủ Thoại Thái Vương, Phủ Hòa Thạnh Vương, Phủ Quảng Biên Quận Công.

Đặc biệt hơn, con đường Chi Lăng còn là tuyến đường có nhiều công trình kiến trúc tâm linh của người Việt như Thanh Bình Từ Đường, trụ sở Thiên Tiên Thánh giáo của Việt Nam, nhà thờ Trần Hưng Đạo và chùa cổ Trường Xuân. 

Thanh Bình Từ Đường, nhà thờ tổ ngành Sân khấu lớn nhất của cả nước được Nhà nước công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia loại 1 vào lần đầu tiên. Các gánh hát trong cả nước thường về làm lễ tế tổ ở đây hằng năm rất đông. 
Trụ sở Thiên Tiên Thánh giáo Việt Nam cũng là một di tích tâm linh rất đặc biệt. Đặc biệt là vì nó là trụ sở chính của cả nước và là điểm “làm lễ” đầu tiên để tổ chức lễ chính thức tại Điện Hòn Chén. 

Chi Lăng

Nhà thờ Trần Hưng Đạo được xây dựng khá đẹp bên cạnh từ đường dòng họ Phạm, trên một đoạn là từ đường dòng họ Nguyễn Tư. Còn ngôi chùa cổ Trường Xuân được dựng lập từ thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát và dưới triều Nguyễn gọi là Xuân An Tự.

Nếu như các di tích là “lời mời di sản” thì những đặc sản ẩm thực của con đường Chi Lăng lại hấp dẫn du khách đến nao lòng. Du khách đến Huế thường ghé vào cửa hàng Thiên Hương để mua mè xửng về làm quà hoặc nhâm nhi thưởng thức lúc đêm về. Các quán bún bò Huế (ngon nhất là quán O Liễu, gần cầu Gia Hội), Quán Bến Đò Cồn (bánh khoái và nem lụi), Quán Tranh (bèo nậm lọc), Chè Sữa (gần chợ Cồn Phú Cát), Chợ Dinh (cháo con trai và bún mắn nêm) đã trở thành những thương hiệu ẩm thực tin cậy cho du khách đến Huế. Đối với những du khách ưa ẩm thực hàng “rong”, những quán bún hến, cháo lòng, bún thịt nướng, bánh canh nam phổ… cũng sẵn sàng phục vụ với những giá rất ư là bình dân nhưng khá ngon miệng.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Con Đường Chi Lăng nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...