Cồn Dã Viên

Cồn Dã Viên là một hòn đảo nhỏ, nằm trên sông Hương, cạnh bên Kinh thành Huế. Khi xây dựng Kinh thành Phú Xuân vào đầu thế kỷ 19, vua Gia Long và các nhà quy hoạch, phong thuỷ thời Nguyễn đã chọn cồn Dã Viên là yếu tố “Bạch Hổ” cho Kinh thành (cùng với cồn Hến là yếu tố “Thanh Long”).

Cồn Dã Viên
Cồn Dã Viên nhìn từ phía Kim Long, bờ bắc sông Hương

Không ai rõ cồn Dã Viên xuất hiện trên sông Hương từ bao giờ, chỉ biết rằng sử sách nhà Nguyễn đã đề cập tới cồn Dã Viên từ thời các chúa Nguyễn. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), chúa đã từng tổ chức một trận đấu linh đình giữa voi và cọp trên cồn này. Trận đấu đó diễn ra vào năm 1750, và 40 con voi đã quật chết 18 con cọp dưới sự chứng kiến của chúa, các quan trong triều và cả những người phương Tây.

Cồn Dã Viên
Một thoáng Cồn Dã Viên đẹp nên thơ

Tuy nhiên, tên chính thức của cồn Dã Viên thì phải đến đời vua thứ tư nhà Nguyễn - vua Tự Đức mới có. Lúc bấy giờ, nhà vua đã cho xây dựng khu vườn “Dữ Dã Viên” (vườn Dữ Dã) ở đây. 

Sau khi khu vườn ngự xây xong, vua Tự Đức đã viết bài “Dữ Dã Viên ký”, vào khoảng những năm đầu thập niên 1870. Bài ký dài 1.413 chữ, nhà vua đã mô tả diện mạo “Dữ Dã Viên” rất đẹp và hoa lệ với lầu ngắm cảnh, đường dạo, bến thuyền, bãi tắm, trường bắn và luyện tập võ nghệ..., trong một không gian xanh với nhiều loài cây - hoa quý hiếm.

Cầu Dã Viên
Cầu Bạch Hổ nối bờ bắc sông Hương tới cồn Dã Viên

Sau cái chết của vua Tự Đức - chủ nhân khu vườn vào năm 1883, thời gian ấy triều đình nhà Nguyễn cũng đã khủng hoảng và sa sút và không thể coi sóc khu vườn; “Dữ Dã Viên” dần hoang phế. Trong trận bão năm Thìn (1904), khu vườn ngự đã bị phá huỷ nặng. Sau này người dân ở phường Đúc đã lên canh tác và định cư trên cồn. 

Cồn Dã Viên
Đầu xóm có một ngôi miếu nhỏ. Theo nội dung câu đối còn đọc được trên miếu, thì đây là miếu thờ thổ thần của khu vườn ngự xưa

Cồn dã viên Huế
Di tích quan trọng nhất còn lại trên cồn Dã Viên, là tấm bia làm bằng đá Thanh

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Cồn Dã Viên nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...