Chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm được khai sáng vào cuối thế kỷ thứ XVII được đặt tên là Ấn Tôn, đến nay đã trên 300. Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc Tứ Ấn Tông Tự.

Chùa Từ Đàm

Đến thời Thiệu Trị, vua đặt thêm một tên khác là "Từ Đàm Tự". Từ đàm là đám mây lành, có ý tượng trưng cho đức Phật, cho hình ảnh ngôi chùa Việt Nam như đám mây lành che mát cho chúng sanh.

Chùa Từ Đàm

Năm 1802, nhà Tây Sơn bị đánh đổ. Khi ấy, vì thời gian và vì chiến tranh, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Tuy nhiên, mãi đến năm Gia Long thứ 12 tức năm 1813, thiền sư Đạo Trung - Trọng Nghĩa mới có thể tổ chức trùng tu chùa.

Chùa Từ Đàm

Năm 1841, do kỵ húy tên vua là Miên Tông vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm, với ý nghĩa là "đám mây lành của Phật pháp".

Chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm lúc sơ khai chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng tranh tre nứa lá. Từ đó đến nay chùa đã tồn tại lâu dài trên dãi đất Cố đô Huế. Trải qua bao thăng trầm thay đổi của lịch sử thì năm 1932, khi Phật giáo Việt Nam phục hưng sau bao năm bị phân hóa dưới thời Pháp thuộc, năm 1935 sơn môn tăng già Thừa Thiên chuyển giao Chùa Từ Đàm cho Hội An Nam Phật học làm trụ sở chính của hội.

Chùa Từ Đàm

Năm 1938, Hội An Nam Phật học đại trùng tu Chùa Từ Đàm và đúc pho tượng bổn sư cùng các pháp khí để tôn trí trong chánh điện. Năm 1940 thì hoàn tất.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Chùa Từ Đàm nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...