Chùa Trúc Lâm Huế

Giữa không gian xanh của cây cối, chùa Trúc Lâm tọa lạc trên một ngọn đồi thuộc xã Thủy Xuân, cách trung tâm thành phố Huế chừng năm cây số về phía Tây Nam. Đến viếng chùa Trúc Lâm hôm nay, dường như ai ở Huế cũng thường nghĩ ngay đến các pháp bảo của Phật giáo Huế đang được lưu giữ tại chùa.

Chùa Trúc Lâm Huế

Đồi Dương Xuân Thượng nằm lọt thỏm giữa những ngọn đồi và núi bao quanh. Phía bắc giáp dốc Cầu Lim và đàn Nam giao, phía nam giáp đồi lăng mộ cụ thượng thư Hồ Đắc Trung và vùng núi Ngũ Tây, Thần Phù, Phú Bài, phía đông có núi Thiên Thai và vùng núi đá vôi và phía tây có đồi Thiên An, núi Kim Phụng mà xa hơn là dãy Trường sơn Nam. Sườn đồi Dương Xuân hình vòng cung , dưới chân đồi có khe suối uốn khúc chảy từ hướng nam bắc vòng qua dưới Cầu Lim vào địa phận Dương Xuân Hạ trước khi đổ ra sông Hương.

Chùa Trúc Lâm Huế

Gần một thế kỷ khi mới lập chùa Trúc Lâm, chổ đó chỉ là một cái am lá thô sơ nằm trong một khu rừng hoang vắng rậm rạp tre trúc dày đặc. Chung quanh am là đồi núi khe suối chia cắt, theo đường chim bay thì từ kinh đô đến chùaTrúc Lâm còn xa hơn chùa Tra Am của sư Viên Thành ở dưới chân núi Ngự Bình. Ít người đến được nơi đây hoặc muốn tới phải băng rừng lội suối vạch lau sậy đi theo lối mòn của tiều phu hay thợ săn.

Chùa Trúc Lâm Huế

Kể từ năm 1903, các thế hệ sư thầy đã tạo nên một không gian vườn chùa với cảnh tượng đa sắc khá đặc trưng và là một trong những vườn chùa nổi tiếng xứ Huế. Trong một thời gian dài, tiếng tăm của chùa Trúc Lâm Huế gắn liền với hòa thượng Thích Mật Hiển - người gắn liền với rất nhiều huyền thoại về các ngón võ học siêu phàm như đi trên mặt nước, di chuyển trên các ngọn cây và nhiều ngón võ cao siêu khác.

Chùa Trúc Lâm Huế

Đến thập niên 60 thế kỷ trước, sư ông trù trì chùa Trúc Lâm là Hòa thượng Thích Mật Hiển cho ủi san bằng khu đất trước cổng chùa bên dưới chân đồi và đào sâu xuống thành một cái hồ hình chữ S. Sư ông còn đắp một con đường đi vòng quanh hồ, hai bên bờ trồng trúc, tre la ngà, dương liễu. Mé phải đầu con đường thiền hành này sư ông có cho dựng một cột đá có khắc chữ hình như  là ba chữ Trúc Lâm Tự. Lâu ngày cột đá đổ xuống không rõ tấm bia nay còn hay đã mất.

Chùa Trúc Lâm Huế

Có dịp đến Thừa Thiên Huế, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Trúc Lâm, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Chùa Trúc Lâm Huế nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...