Chùa Thiền Lâm hay còn gọi chùa “Phật đứng - Phật nằm” được sư Hộ Nhẫn xây dựng vào năm 1960 với hình hài ban đầu chỉ là một Cốc nhỏ. Đến nay, chùa là quần thể gồm nhiều công trình kiến trúc đặc sắc như tượng, tháp mộ, tháp Phật, nhà tăng chúng...
Chùa Thiền Lâm - Thiền Lâm Tự
Khác với bất kỳ những ngôi tự của Phật giáo Bắc Tông với cổng tam quan dẫn lối vào vườn thiền, chùa Thiền Lâm mở cửa đón đồ chúng bằng cổng chào mang phong cách Phật giáo Nam Tông, nhẹ nhàng nhưng ấn tượng.
Cổng chùa Thiền Lâm
Vào đến chùa, tận cùng khuôn viên ở bên trái là ngôi bảo tháp màu trắng đỉnh vàng cao vút, uy nghi mà thanh thoát giữa nền trời. Bảo tháp có 2 phần: tầng dưới là chánh điện; tầng trên tôn trí Xá lợi Phật Thích Ca và chư Thánh tăng.Là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông nhưng chất thiền vẫn rõ nét trong không gian và các công trình kiến trúc của chùa. Không mang trên mình bề dày như những ngôi chùa Bắc Tông trên vùng đất xứ Huế, chùa “Phật đứng - Phật nằm” gợi đến cảm giác “là lạ”, nhẹ nhàng và tĩnh tại toát lên từ những gì mà ngôi tự đang có.
Dáng nằm và gương mặt của bảo tượng Thế Tôn Niết Bàn thể hiện vẻ an lạc, giải thoát
Là ngôi chùa Phật giáo Nam Tông nhưng chất thiền vẫn rõ nét trong không gian và các công trình kiến trúc của chùa. Không mang trên mình bề dày như những ngôi chùa Bắc Tông trên vùng đất xứ Huế, chùa “Phật đứng - Phật nằm” gợi đến cảm giác “là lạ”, nhẹ nhàng và tĩnh tại toát lên từ những gì mà ngôi tự đang có.
Bên ngoài chùa có pho tượng “Thế Tôn khất thực” cao 8m uy nghiêm
Tượng Ðức Phật toạ thiền, quay mặt về hướng Ðông. Tượng và toà sen cao 5,2 mét, tôn trí trên bảo đài 3 tầng cao 9 mét
Pho tượng Hoà thượng Hộ Nhẫn toạ thiền cũng được tôn trí phía tay trái chánh điện sau ngày ngài viên tịch