Chùa Phước Duyên

Chùa Phước Duyên có diện tích khoảng 4000m2, nằm dưới chân ngọn núi, sát bờ sông Bạch Yến, thuộc thôn An Ninh thượng, phường Hương Long, TP. Huế, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí của chùa có tính cách độc lập, ở xa dân cư khoảng 200m về phía Đông Bắc, chung quanh chùa chỉ có núi đồi mồ mả, cảnh trí yên tĩnh, rất thích hợp cho đời sống thực hành tâm linh.

chùa Phước Duyên
Cổng chùa Phước Duyên

Chùa được xây dựng năm 1948, do Hòa thượng Thích Đảnh Lễ khai sáng. Khi Hòa thượng mới đến, nói đây là một vùng đất hoang dã, chỉ có một thảo am nhỏ để thờ Quan Công.

Theo truyền thuyết, trước đây vùng đất này đã có tạo dựng một ngôi chùa gọi là chùa Ốc Tiêu.Chùa Ốc Tiêu, do ai xây dựng và xây dựng từ đời nào không ai còn nhớ. Nhưng đến đời Tây Sơn thì bị phá hoàn toàn. Khi Hòa thượng Đảnh Lễ đến vùng này, hẳn nhiên không còn dấu tích gì của chùa Ốc Tiêu nữa. Cũng có thể do dựa vào truyền thuyết ấy, nên khi ngôi chùa Phước Duyên được hình thành, pháp phái Thiên đồng có tặng hai câu đối:

"Ốc Tiêu cổ tự An trĩ huy hoàng hồng chung chấn địa.
Phước Duyên tân tự Ninh giang thắng cảnh pháp cổ thông thiên".

Mặc dù có truyền thuyết như vậy, nhưng không có một tư liệu, hoặc một dấu tích gì để chứng minh cho truyền thuyết ấy là có thật.Nên về phương diện lịch sử, chúng ta nên nói chùa Ốc Tiêu là một dấu ấn không chính xác. Và kết luận rằng, chùa Phước Duyên đã được xây dựng từ năm 1948, do Hòa thượng Thích Đảnh Lễ khai sáng.

Chùa Phước Duyên Huế
Khung cảnh chùa Phước Duyên thanh tịnh

Chùa kiến trúc theo lối chữ khẩu, phía trước là chùa gồm có ba gian và hai liêu, xây hướng về phía Đông Nam, phía Tây Nam là giảng đường, phía Tây Bắc là hậu đường, phía Đông Bắc là khách đường, kế tục khách đường là một dãy nhà dài năm gian, vừa để phòng khách và thực trù.

Chùa Phước Duyên 
Bảo điện của chùa Phước Duyên

Trải qua những giai đoạn trùng tu kiến thiết, ngày nay ngôi chùa khá đồ sộ, khang trang, phong cảnh trở nên thơ mộng hữu tình, và cũng đón nhận rất nhiều kẻ tăng, người tục về đây tu học. Chùa cũng là nơi nương náu tinh thần và chỗ gởi gắm tâm linh của dân chúng quanh vùng; tiếng chuông chùa không những chỉ thôi thúc dân quê bỏ ác làm lành, nghĩ đến vấn đề siêu thoát, khổ đau, mà còn là tiếng đồng hồ thức tỉnh cho họ biết giờ khắc, để sắp xếp mọi công việc sinh hoạt hằng ngày.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Chùa Phước Duyên nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...