Vườn quốc gia Chư Mom Ray thuộc tỉnh Kon Tum được đánh giá là có vốn rừng vô cùng phong phú và quý giá, vượt xa các vườn quốc gia hay khu bảo tồn khác ở Việt Nam. Ở đây vẫn còn tồn tại một lượng khá lớn các loài thú cực kỳ quý hiếm. Chư Mom Ray nằm ở ngã ba Đông Dương. Phía tây tiếp giáp với Vườn quốc
gia Vinachay (Campuchia), phía tây bắc tiếp giáp khu bảo tồn thiên nhiên
Đông An Pha (Lào). Vị trí này đã tạo cho Chư Mom Ray một tiềm năng lớn
về mọi mặt để cấu thành một vùng bảo tồn thiên nhiên hoang dã lớn mang
tầm quốc tế, là hệ sinh thái mang tính điển hình của khu vực Đông Nam Á.
Vườn quốc gia Chư Mom Gay tồn tại phong phú động thực vật quý hiếm Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Mom Ray được chuyển thành Vườn quốc gia Chư Mom Ray từ tháng 7/2002 có diện tích trên 56.600 ha, với một lượng khá lớn các loài thú cực kỳ quý hiếm. Theo phân loại của giáo sư Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên (Trung tâm KHTN và CNQG), Chư Mom Ray có 15 loài thú đặc hữu Đông Dương, 9 loài động vật bị đe dọa ở mức độ cực kỳ nguy cấp, 14 loài ở mức độ nguy cấp, 57 loài ở mức độ dễ bị tổn thương.
So với các vường vuồn quốc gia khác trong nước Việt Nam thì Chư Mon Gay đứng bật nhất về hệ sinh thái Ngoài một số loài thú lớn được coi là đặc thù và là biểu tượng cho Chư Mom Ray như hổ Đông Dương, chà vá chân nâu, voi châu Á, bò rừng banteng, trâu rừng, bò tót, bò xám... , trong vườn quốc gia này còn có cả một bộ sưu tập các loài quý hiếm khác như mang lớn, mang Trường Sơn, báo hoa mai, báo gấm, chó sói, gấu ngựa...
Loài voọc chà tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray Đặc biệt, với sự xuất hiện liên tục gần đây các dấu vết bò xám, các nhà khoa học đang rất kỳ vọng vào việc loài động vật được coi là tuyệt chủng này vẫn còn tồn tại ở Chư Mom Ray. Theo GS Đặng Huy Huỳnh, nếu loài bò xám vẫn tồn tại ở Chư Mom Ray thì đây sẽ là một niềm hy vọng lớn cho thế giới, vì nguồn gene của bò xám có khả năng cứu được phân nửa đàn bò của nhân loại đang trong tình trạng thoái hóa.
Hổ Đông Dương tại Vườn quốc gia Chư Mom Ray Rừng Chư Mom Ray có nhiều loài gỗ rất quý như gụ, cẩm lai, giáng hương, căm xe... Đặc biệt mới đây tại thung lũng Ya Bốc, các chuyên gia đã phát hiện một loài lan đặc hữu có hương thơm và vẻ đẹp rất lạ. Bên cạnh đó, vườn quốc gia này còn có hơn 20.000 ha đồng cỏ, là môi trường cực kỳ thuận lợi cho các loài thú ăn cỏ lớn tồn tại và phát triển, kéo theo đó là các loài động vật ăn thịt.
Nguồn: Sưu tầm