Đỉnh Ngọc Linh, ngọn núi cao thứ hai Việt Nam, nơi giáp ranh của 3 huyện Nam Trà My (Quảng Nam), Tu Mơ Rông, Đăk Glei (Kon Tum) tính đến nay vẫn chưa ai có thể chinh phục. Vì thế, đến giờ nó vẫn ẩn chứa nhiều điều huyền bí chưa thể giải đâp. Đồng bào Xê Đăng đều cho rằng đỉnh núi có yểm một lời nguyền cổ đại nào đó, không cho người lạ xâm phạm. Dù biết đó là điều không thực, nhưng vẫn phần nào tạo nên sự bí ẩn ngàn năm của đỉnh núi thiêng.
Đỉnh núi Ngọc Linh cao đứng thứ hai trong các đỉnh núi ở Việt Nam Phải mất hơn một ngày cuốc bộ qua những đường dốc khúc khuỷu, một bên là vực sâu thẳm thẳm, một bên là vách núi dựng đứng, mới vào được đến Mường Hoong, một xã thuộc khu vực chân núi Ngọc Linh. Phía xa xa, núi non hùng vĩ trập trùng mây trắng xoá.
Đỉnh núi Ngọc Linh luôn phủ lên mình một lớp sương dày Theo một cán bộ xã Mường Hoong, thì công sức của hàng trăm đoàn thám hiểm đều trở thành vô vọng trước ngọn núi bí ẩn, kỳ lạ bậc nhất trần gian này. Máy móc, các thiết bị định vị, máy ảnh, camera… dù hiện đại đến đâu, khi mang đến núi Ngọc Linh đều không thể sử dụng được. Hoặc, khi mở máy để chụp ảnh, quay phim, cảnh vào ảnh tuyệt nhiên chỉ là một màu trắng xoá.
Núi Ngọc Linh luôn là một chốn bí ẩn Thậm chí, quân đội từng vào khảo sát địa chất khí hậu núi Ngọc Linh, dùng cả máy bay trực thăng cũng không thể nào bay qua đây được. Theo lời kể lại của các phi công, khi máy bay đi vào khu vực thung lũng chân núi Ngọc Linh, đều gặp phải một lực hút bí ẩn dưới đất khiến máy bay chao đảo, đành phải hạ cánh khẩn cấp.
Thung lũng ảo giác Ngọc Reo “nhốt” tất cả những người dám bén mảng Thung lũng Ngọc Reo, nơi giáp ranh với chân núi Ngọc Linh còn được biết đến là nơi kỳ lạ với nhiều điều huyền hoặc không thể lý giải. Từ trung tâm xã Ngọc Linh nhìn lên, bằng mắt thường, ai cũng thấy thung lũng Ngọc Reo có vẻ rất gần. Thế nhưng đó chỉ là ảo giác, bởi thực chất phải mất một ngày trời mới đi đến nơi, mặc dù lối đi không quá khó khăn.
Những cây thông nhiều năm tuổi trên núi Ngọc Linh Cũng bởi sự kỳ lạ về ảo giác ấy, một nhà khoa học người Nga là Mikhain Dimitrov đã cất công nhiều lần bay sang Việt Nam để khảo sát núi Ngọc Linh, tuy thế, chưa lần nào thành công.
Sâm Ngọc Linh có nhiều trên thung lũng sâm ở chân núi Ngọc Linh Người dân nơi đây kể rằng, la bàn khi lên đến thung lũng Ngọc Reo bỗng trở nên vô hiệu. Kim chỉ hướng không nhúc nhích, không xác định được phương hướng Nam - Bắc.
Nguồn: Sưu tầm