Thế Miếu

Thế Miếu hay còn được gọi là Thế Tổ Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều kể cả hoàng hậu không được đến tham dự các cuộc lễ này.

Thế Miếu

Nguyên ở nơi này trước kia là miếu thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh vua Gia Long gọi là tòa Hoàng Khảo Miếu. Đến năm Minh Mạng thứ 2 tức năm 1821, Hoàng Khảo Miếu được dời lùi về phía bắc khoảng 50m để dành vị trí xây tòa Thế Tổ Miếu thờ vua Gia Long và Hoàng hậu. Miếu được xây dựng trong 2 năm, ban đầu chỉ dành để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế nhưng về sau trở thành nơi thờ tất cả các vị vua của triều Nguyễn.

Thế Miếu

Bên trong miếu, ngoài án thờ vua Gia Long và 2 Hoàng hậu đặt ở gian giữa, các án thờ của các vị vua còn lại đều theo nguyên tắc "tả chiêu, hữu mục" để sắp đặt. Tuy nhiên, theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị coi là "xuất đế" và "phế đế" đều không được thờ trong tòa miếu này, do đó, trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định.

Thế Miếu

Đến tháng 10 năm 1958, án thờ 3 vị vua chống Pháp vốn bị liệt vào hàng xuất đế không được thờ trong Thế Tổ Miếu là Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân đã được hội đồng Nguyễn Phúc Tộc rước vào thờ ở Thế Tổ Miếu. Hiện nay án thờ vua Hàm Nghi được đặt ở gian tả tứ - gian thứ tư bên trái. Án thờ vua Thành Thái đặt ở gian tả ngũ - gian thứ năm bên trái, còn án thờ vua Duy Tân đặt ở gian hữu tứ - gian thứ tư bên phải. Còn các án thờ vua Dục Đức, Hiệp Hòa và Bảo Đại đến nay vẫn chưa có mặt trong Thế Tổ Miếu.

Thế Miếu

Bên ngoài Thế Tổ Miếu, trước mặt là một chiếc sân rộng lát gạch Bát Tràng. Trên sân đặt 1 hàng 14 chiếc đôn đá, bên trên đặt các chậu sứ trồng hoa. Hai bên sân lại có một đôi kỳ lân bằng đồng đứng trong thiết đình. Cuối sân là Cửu Đỉnh bằng đồng to lớn đặt thẳng hàng với 9 gian thờ trong miếu. 

Địa điểm khác trong vùng

Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện trong Hoàng thành Huế, nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng...

Duyệt Thị Đường

Duyệt Thị Đường là một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và là nơi biểu diễn các vở...

Cung Trường Sanh

Cung Trường Sanh cũng là một di tích trong Hoàng thành Huế. Cung tọa lạc  ở góc tây bắc trong Hoàng thành, phía sau cung...

Thế Miếu nằm trong

Hoàng Thành Đại Nội Huế

21 địa điểm ở đây

Kinh Thành Huế hay còn gọi là Hoàng Thành là tòa thành ở cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong...