Tháp Phú Lốc mang phong cách Bình Đinh, được xây dựng vào đầu thế kỉ 12 là một ngôi tháp Chăm Pa cổ hiện còn tồn tại tại làng Phú Thành, Phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Tháp Phú Lốc như ngọn hải đăng vững chãi
Tháp Phú Lốc còn có tên gọi là tháp Thốc Lốc, tháp Phốc Lốc, hay là tháp Vàng (Tour d'Or) như những nhà nghiên cứu người Pháp đã gọi. Đây là một ngôi tháp được phối theo phong cách kiến trúc của văn hóa Bình Định, nhưng đồng thời có ảnh hưởng một phần từ kiến trúc Angkor của người Khmer.
Tháp Phú Lốc mang đậm phong cách Bình Định và văn hoá Khơme
Như hầu hết các ngôi tháp Chăm khác, tháp Phú Lốc được xây dựng trên một đỉnh đồi, so với mặt nước biển thì đỉnh đồi này có độ cao là 76 m. Đồi của tháp Phú Lốc cao hơn tất cả các đồi có tháp ở Bình Định, vì thế tháp Phú Lốc nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ.
Tháp Phú Lốc có thiết kế khá đơn giản so với các tháp khác
Như các tháp mang phong cách Bình Định, các cột ốp, đặc biệt là các cột ốp ở góc, các ô dọc giữa các cột ốp nhô mạnh ra và hoàn toàn để trơn. Các cửa giả với kiến trúc ba thân và ba tầng Điểm mới của tháp Phú Lốc. Tháp được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
Cùng chiêm ngưỡng toà tháp cổ
Tháp đứng trên đồi cao trông có vẻ trơ trọi, đìu hiu, nhưng lên tới chân tháp, phóng tầm mắt ra bốn hướng thì thấy cảnh trí xung quanh thật kỳ vĩ. Tại đây có thể nhìn thấy cả vùng đồng bằng rộng lớn của thị xã An Nhơn và huyện Phù Cát.
Nguồn: Sưu tầm