Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có chiều ngang hẹp trung bình là 55 km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km. Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km. Phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Qui Nhơn. Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
Thành Phố Quy Nhơn - Bình Định mơ màng trong bình minh Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ. Trong các đảo nói trên thì chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cư sinh sống, các đảo còn lại là những đảo nhỏ một số đảo còn không có thực vật sinh sống chỉ toàn đá và cát. Dọc bờ biển của tỉnh, ngoài các đèn hiệu hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng Quy Nhơn, thì Bình Định còn có 2 ngọn hải đăng: một ngọn được xây dựng trên mạng bắc của núi Gò Dưa có tên gọi là Hải Đăng Vũng Mới hay Hải Đăng Hòn Nước, ngọn thứ hai được xây dựng trên đảo Cù Lao Xanh.
Võ Bình Định không chỉ nổi tiếng trong nước Việt Nam Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo.
Biển Bình Định níu chân người đi Ngoài các đặc sản về lâm, thổ, thuỷ, hải sản của duyên hải miền Trung nói chung, Bình Định còn nổi tiếng có: rượu Bàu Đá (An Nhơn), cá chua nước lợ (Đề Gi - Phù Cát), bánh tráng nước dừa (Tam Quan), bún Song Thằn và bánh hỏi, nem chả Chợ Huyện, bánh ít lá gai, bánh tráng Trung Thành. Ngày nay ở huyện Hoài Nhơn còn có thêm đặc sản Cá Ngừ Đại Dương dân địa phương gọi là cá "Bò Gù".
Nguốn: Sưu Tầm