Bình Định là nơi hội tụ nhiều tháp, cụm tháp Chàm nằm rải rác ở 8 địa điểm thuộc các huyện phía nam tỉnh. Trong đó tháp Đôi là điểm di tích văn hóa Chăm độc đáo trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa được quy hoạch chi tiết khuôn viên, xây dựng một số hạng mục khai thác sử dụng, từng bước phục vụ nhu cầu du lịch.
Tháp Đôi là điểm di tích văn hoá độc đáo ở thành phố Quy Nhơn
Tháp Đôi có tên như hôm nay sở dĩ bởi hai tháp đứng song song với nhau, nên người dân bao đời nay ở xứ võ này thường gọi với cái tên Tháp Đôi. Tháp đươc xây dựng vào khoảng niên đại từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII. Cấu trúc của tháp khá độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật mài dũa, lắp ghép các tảng đá chồng khít lên nhau rất vững chắc.
Nền móng của Tháp Đôi được xây dựng kiên cố với những khối đá khổng lồ chất lên nhau
Cả hai ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm-pa, mà là cấu trúc thành hai phần chính: Khối thân vuông vức và phần chóp đỉnh hình tháp mặt cong. Vì vậy, thoạt nhìn vào ngôi tháp này ta có liên tưởng như có dáng của đền thờ của người Khơ-me thời kỳ Ăng-co thế kỷ XII.
Những chi tiết điêu khắc được thực hiện cực kì tinh xảo trên tháp Đôi
Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Ba Lan và các chuyên gia khảo cổ trong nước, tháp Đôi đã được Nhà nước đầu tư hàng tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo. Từ 1991-1997, các cán bộ khoa học và những người thợ khéo ở Quy Nhơn đã miệt mài đục đẽo, tạo tạc với kỹ thuật mài gạch, lắp ghép khá thành công, trả lại gần như dáng vẻ ban đầu của tháp.
Lễ hội Festival Tây Sơn - Bình Định diễn ra hết sức náo nhiệt
Là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo, lại nằm trên vị trí của thành phố, tháp chứa đựng nhiều giá trị du lịch giữa một đô thị. Tháp Đôi Quy Nhơn không chỉ là nơi để các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Đông Nam Á, văn hóa Chăm tiếp tục công việc mà còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn ở Bình Định.
Nguồn: Sưu tầm