Làng Rèn Tây Phương Danh

Phương Danh là một trong bốn làng với những dấu ấn đậm nét của các xóm chuyên môn hóa, sinh sống bằng một nghề duy nhất. Đó là xóm rèn, xóm đúc, xóm dệt, xóm bún, xóm tiện, ... Làng Phương Danh được chia ra làm bốn xóm rõ rệt: Đông, Tây, Nam, Bắc với bốn ngành nghề sinh sống riêng biệt. Với Tây Phương Danh nghề rèn được coi là nghề chủ đạo ở đây.

r
Làng rèn bập bùng trong ánh lửa

Giai đoạn thế kỷ XV-XVII vùng đất này hoang sơ, người Việt di cư vào đây khai hoang, lập làng. Cuối thế kỷ XVIII nghĩa quân Tây Sơn chọn vùng này làm nơi chăn nuôi huấn luyện ngựa và sản xuất vũ khí. Làng rèn Phương Danh lúc bấy giờ không những sản xuất nông cụ mà là nơi cung cấp vũ khí cho phong trào nông dân Tây Sơn. Những người thợ rèn đầu tiên của Phương Danh đã làm ra con dao, cái cuốc, lưỡi liềm, lưỡi mác, lưỡi cày cho những bàn tay lao động cần cù khai phá vùng đất Cỏ Thơm như sử sách đã ghi lại, một địa danh huấn luyện ngựa của Nhà Tây Sơn, kế tiếp là làng ven đô kinh thành Hoàng Đế của triều đại Tây Sơn.

r
Nhọc nhằn công việc với ánh lửa

Làng Tây Phương Danh hiện có 436 hộ dân thì đã có đến 300 hộ đang làm nghề rèn. Đây là một nghề truyền thống có từ lâu đời, từng làm nên một diện mạo khởi sắc khá sớm cho một vùng nông thôn. Tất cả đều là cha truyền con nối.

r
Những người thợ rèn cần cù với công việc của mình

Hầu như người dân Phương Danh ai cũng có một khối óc thông minh và đôi tay khéo léo, sự mẫn cảm với độ nóng của ngọn lửa, cảm nhận được chính xác độ mềm của sắt thép, độ rắn chắc và sắc bén của những vật dụng… Không một mô hình, không khuôn mẫu, nhưng sản phẩm họ làm ra lại rất phong phú và đa dạng về chủng loại.Hơn lúc nào hết, mọi người dân làng rèn truyền thống Phương Danh đều ý thức rằng phải luôn chú trọng giữ chữ tín với bạn hàng trong cơ chế thị trường.

r
Một góc của chợ trao đổi các vật phẩm do người thợ rèn làm ra

Cả ngày từ sáng đến tối, cả năm từ xuân hạ đến thu đông, làng rèn luôn rộn ràng sôi động. Có lẽ điều vui nhất trong năm của người dân Phương Danh là dịp diễn ra lễ hội truyền thống của làng nhằm ngày 12 tháng 2 âm lịch.

r
Một số sản phẩm do những người thợ rèn làm ra

Không chỉ phát triển về số lượng mà cả về chất lượng sản phẩm của làng rèn cũng ngày được nâng cao và đa dạng về chủng loại, nhưng nhiều nhất vẫn là các nông cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Sự tồn tại của làng nghề mang ý nghĩa về bảo tồn ngành nghề truyền thống, nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Nguồn:Sưu tầm 

Địa điểm khác trong vùng

Bãi Eo Gió

Dọc đường biển trên mảnh đất Quy Nhơn có rất nhiều điểm đến, Eo Gió được nhắc đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ và hùng...

Suối Khoáng Nóng Hội Vân

Suối nước nóng Hội Vân là địa danh được nhiều du khách biết đến bởi cảnh đẹp tự nhiên, kỳ ảo và có giá trị...

Khu Du Lịch Tâm Linh Ấn Sơn

Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn đó cũng là Khu Ðàn tế Trời Ðất. Công trình được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến công...

Làng Rèn Tây Phương Danh nằm trong

Quy Nhơn - Bình Định

39 địa điểm ở đây

Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có...