Đồi Thịt Băm

Đồi Thịt Băm hay Hamburger hill hoặc cao điểm 937 theo cách gọi của người Mỹ và đỉnh A Bia của người dân địa phương thu hút mọi người bởi câu chuyện liên quan đến chiến tranh, cả trong lịch sử lẫn huyền thoại.

Đồi Thịt Băm

Trận Đồi Thịt Băm là tên gọi của trận chiến giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân đội Mỹ từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 năm 1969 ở Thừa Thiên. Trận chiến nổ ra khi Hoa Kỳ tập trung lực lượng gần 2.000 quân dưới sự yểm trợ mạnh của hỏa lực phi pháo để đánh chiếm quả đồi do 2 tiểu đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm giữ.

Đồi Thịt Băm

Trong 10 ngày chiến đấu, quân đội Mỹ đã có nhiều người tử trận và bị thương. Các bác sĩ bệnh viện di động của quân đội Mỹ nói họ chưa bao giờ thấy nhiều người bị thương đến vậy trong một thời gian ngắn...Trong mười ngày chiến trận ở đồi Thịt Băm, nhà xác vùng 1 chiến thuật lúc nào cũng đầy xác binh lính. “Cuộc hành quân ở đồi Thịt Băm là cuộc hành quân điên rồ và vô trách nhiệm”, thượng nghị sĩ Kennedy đã bày tỏ sự thất vọng hoàn toàn và ông cũng không thể tìm lời nào gay gắt hơn những lời này.

Đồi Thịt Băm

Báo chí Mỹ ngày 25 tháng 5 năm 1969 gọi A Bia là "Đồi thịt băm của lính dù Mỹ", lên án quân đội Mỹ ném quân lên vùng núi A Bia chỉ để biến cuộc hành quân "Tuyết rơi trên đỉnh núi" thành "Máu rơi trên đỉnh núi". Trong số 27 tháng 6, Tạp chí Life đã công bố những bức ảnh của 241 lính Mỹ thiệt mạng trong một tuần tại Việt Nam, được coi là một bước ngoặt của chiến tranh. Dù chỉ có một phần trong số này là thương vong trên Hamburger Hill, nhiều người Mỹ đã nhận thức rằng tất cả những người chết đều là nạn nhân của "trận đánh điên rồ và vô nghĩa" này.

Đồi Thịt Băm

Tranh cãi về trận Hamburger Hill đã dẫn đến một đánh giá lại chiến lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Như một kết quả trực tiếp, để giữ thương vong không cao quá mức, tướng Abrams ngừng chính sách "áp lực tối đa" chống lại Quân đội Nhân dân Việt Nam, trong khi Tổng thống Richard Nixon đẩy nhanh thực hiện chiến lược mới là Việt Nam hóa chiến tranh, và tuyên bố đợt rút quân viễn chinh đầu tiên. Mặc dù trận đánh chỉ ở mức tiểu đoàn, song nó đã trở thành một bước ngoặt trong chiến tranh Việt Nam.

Nguồn: Sưu tầm

Địa điểm khác trong vùng

Thác A Nôr

Người dân A Lưới có câu: “Chưa thăm A Nôr như chưa đến A Lưới”. Cách trung tâm huyện A Lưới 3km, A Nôr thuộc...

Dệt thổ cẩm Tà Ôi

Ðối với người Tà Ôi, vải thổ cẩm (người ở đây gọi là zèng) được xem là sản phẩm văn hóa tiêu biểu. Có một...

Suối A Lin

A Lin là một con suối đẹp của huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên – Huế). Uốn lượn giữa đại ngàn Trường Sơn, vẻ...

Đồi Thịt Băm nằm trong

A Lưới

4 địa điểm ở đây

Khác biệt với điều kiện khắc nghiệt của miền trung đầy nắng gió – A Lưới mang trong mình kiểu khí hậu bán ôn đới...