Đền thờ Đào Duy Từ

Khó có ai quên được một nhân vật mà ông từng là một nhà quân sự, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên mang tên Đào Duy Từ. Chúa Sãi phong cho ông là  “Hiệp niên đồng đức công thần, Đặc tiến kim tứ Vinh lộc đại phu”.  Bởi cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của ông, bởi tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hai này người dân nơi đây đã, đang và sẽ luôn yêu quý kính trọng ông.

đt
Nét  uy nghiêm của cổng vào của phần mộ Đào Duy Từ 

Những cống hiến lớn lao của Đào Duy Từ  trên nhiều lĩnh vực (Chính trị ,quân sự,văn học, kiến trúc, sân khấu…) đã đưa ông vào các hàng danh nhân trong lịch sử dân tộc. Để tưởng nhớ đến công lao của ông, những người con Bình Định đã lập đền thờ Đào Duy Từ ở An Nhơn để tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của người.

t
Lễ kỉ niệm 440 năm ngày sinh của Danh Nhân Văn Hóa Đào Duy Từ

Vào năm Gia Long 4 (1805) nhà Nguyễn xét công trạng khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp hàng đầu, được cấp 15 mẫu tự điền và 6 người trông coi phần mộ. Đến năm Minh mệnh 17 (1836), triều đình lại sai dân sở tại sửa chữa lăng mộ cho ông.Trong chiến tranh nhà thờ này đã bị sụp đổ. Năm 1978 dòng họ Đào xin kinh phí của tỉnh Nghĩa Bình để xây dựng lại đền thờ trên nền cũ hiện chỉ còn lại hai trụ cổng và tấm đại tự cũng đề "Quốc Công từ môn" . Trải qua thời gian và chiến tranh, lăng mộ ông bị hư hại nhiều. Lần sửa sang gần đây nhất được tiến hành năm 1999.

t
Bên trong đền thờ được tu tạo rất kỹ lưỡng

Nhà thờ có tam quan cao khoảng 6m, hai mái lợp ngói âm dương, trên có bốn chữ lớn “Quốc công từ môn” (cổng đến thờ Quốc công) ghép bằng mảnh sứ, hai bên đắp phù điêu hình hai con dơi cánh điệu, đường nét khá sắc sảo, bốn trụ góc có hình rồng uốn lượn. Qua Tam Quan có sân nhỏ hình chữ nhật, kích thước 6,9m x 7,8m. tiếp đến là bình phong đắp hình long mã lưng có hà đồ nỗi trên mặt nước, mặt sau đề bốn chữ “Bách thế bất di” (Trăm đời không thay đổi). Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ:

"Ngọc sơn chung tú Bắc
Bồng lãnh hiển danh Nam"

dt
Hình ảnh nội thất của ngôi đền 

Cách đều bình phong 2,6m về hai bên có hai cột trụ cao 4m, trên đỉnh đắp tượng hạc đứng chầu đối xứng, phía sau là sân lớn hình chữ nhật với kích thước 15,4m x 14m. qua sân lớn đến nhà thờ được thiết kế kiểu nhà mái lá, một kiểu kiến trúc truyền thống ở Bình Định.

  dt
Một lối nhỏ hướng về ngôi đền 

Đào Duy Từ mang tâm nguyện và chí hướng lớn lao như vua Trần Thái Tông  “Nếu chỉ để lời nói suông cho đời sau, sao bằng đem thân mình đảm nhận trọng trách cho thiên hạ trước đã”. Di sản của ông không chỉ là trước tác mà còn là triều đại với nhân dân Đàng Trong vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian.Vì vậy cỏ trên mộ ông luôn ấm hơi người, của con cháu, của bà con nơi đây, của khách thập phương.

Nguồn:Sưu tầm

Địa điểm khác trong vùng

Bãi Eo Gió

Dọc đường biển trên mảnh đất Quy Nhơn có rất nhiều điểm đến, Eo Gió được nhắc đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ và hùng...

Suối Khoáng Nóng Hội Vân

Suối nước nóng Hội Vân là địa danh được nhiều du khách biết đến bởi cảnh đẹp tự nhiên, kỳ ảo và có giá trị...

Khu Du Lịch Tâm Linh Ấn Sơn

Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn đó cũng là Khu Ðàn tế Trời Ðất. Công trình được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến công...

Đền thờ Đào Duy Từ nằm trong

Quy Nhơn - Bình Định

39 địa điểm ở đây

Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có...