Chùa Nhạn Sơn nép mình dưới bóng xoài sum suê, được che chở bởi một tấm bình phong vững chắc đó là núi Long Cốt. Khi đi từ Bình Định đến ga Vân Sơn, nhìn theo hướng tây núi Long Cốt hiện ra là một hòn núi đất sỏi, ba ngọn tròn trịa, màu gạch chín, dưới chân một đám xoài xanh rậm làm nổi bật sắc sỏi đỏ và màu đất xám ở chung quanh.
Chùa Nhạn Sơn tại Bình Định nổi tiếng bởi sự thanh tịnh và uy nghiêm
Chùa Nhạn Sơn là chùa thờ Phật. Tên Nhạn Sơn mới đặt sau này, trước kia gọi là Thạch Công Tự, tục gọi là chùa ông Đá, vì trong chùa có hai tượng đá rất to lớn. Hai tượng này đứng đối diện nhau.
Hai bức tượng ông Đen, ông Đỏ độc đáo và linh thiêng tại nơi đây
Chùa Nhạn Sơn có rất nhiều giai thoại khá hấp dẫn, xung quanh hai pho tượng Ông Đỏ, Ông Đen. Ông Đỏ là quan văn, Ông Đen là quan võ của vua Chiêm Thành ở thế kỉ XIII. Cả hai ông đều có công lớn trong việc chữa trị hết bệnh hiểm nghèo cho vua Chiêm Thành, giúp vua Chiêm Thành tránh được cuộc chiến với quân Xiêm và giữa hai ông có một tình bạn rất keo sơn.Cảm phục tài đức của hai ông, sau khi hai ông mất, vua Chiêm Thành mới tập hợp những nghệ nhân giỏi nhất nước về tạc tượng để tưởng nhớ công đức.
Chánh điện của chùa Nhạn Sơn
Chùa được xây dựng từ thế kỉ 13. lúc đầu chỉ là một ngôi chùa lụp xụp do đân làng dựng nên để thờ ông Đen, ông Đỏ.mãi đến thế kỉ 16, khi về trụ trì chùa, hoà thượng Thích Chí Mẫn mới cho đại trùng tu lại ngôi chùa và đặt tên là Nhạn Sơn, do phía trước có cánh đồng hình như con chin Nhạn, phía sau chùa là ngọn núi.
Ngôi chùa với kiến trúc mái độc đáo
Năm 2006, Sở văn hoá - thông tin tỉnh Bình Định đã có kế hoạch tu bổ ngôi chùa này vừa để bảo vệ hai tượng hộ pháp quý giá của nên nghệ thuật cổ Chăm và vừa để nhân dân địa phương tiếp tục các hoạt động tôn giáo của mình.
Chùa Nhạn Sơn thanh tịnh, có vẻ đẹp rất riêng
Nếu đã đến với Bình Định, bạn không nên bỏ quan một chuyến tham quam; vãn cảnh chùa Nhạn Sơn, để có thể tìm đến chố thanh tịnh, xua tan đi mệt mỏi, bon chen của cuộc sống và khám phá những nét đẹp truyền thống nơi đây.
Nguồn: Sưu tầm