Chùa Linh Phong


Ai đến Bình Định chắc hẳn sẽ biết và muốn đi đến Linh Phong Thiền Tự còn gọi là chùa Ông Núi, là một ngôi cổ tự danh tiếng ở Bình Định, Việt Nam. Chùa có lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra biển, xung quanh có sóng nước uốn lượn, phong cảnh thanh tao, kì vĩ, không gian tĩnh mịch. Ngày hội chùa diễn ra vào đầu năm nên thu hút lớn một lượng khách du ngoạn rất đông chật kín hết cả hai bên đường.


Toàn cảnh Chùa Linh Phong
Người dân đến chùa vào mùa Lễ hội Phật Đảng

Tương truyền vào năm Nhâm Ngọ (1702) có một nhà sư Trung Quốc đã xây dựng núi và  đặt tên là chùa Dũng Tuyền
Năm Quí Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú vì mộ đức nhà sư nên ban hiệu là Tịnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư, và lệnh xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn lợp ngói, đặt tên là Linh Phong Thiền Tự. Mãi đến đời Minh Mạng, chùa Linh Phong mới được sửa sang lớn.

Chùa Linh Phong Bình Định
Một góc nhỏ Chùa Linh Phong

Sử nhà Nguyễn kể: "Một hôm nhà vua bị bệnh, vừa chợp mắt thì mộng thấy một vị sư già mặc áo vỏ cây đứng bên giường hầu quạt, đến sáng thì khỏi bệnh. Khi ngự triều, nhà vua đem chuyện ấy hỏi các quan, có người tâu rằng vị sư già đó có lẽ là Linh Phong thiền sư ở chùa Linh Phong ngày xưa". Vì vậy vua đã cho trùng tu lại chùa.


Chùa Linh Phong Bình Định
Toàn cảnh chùa Linh Phong nhìn từ trên cao

Không biết truyền thuyết về sự linh thiêng của chùa Linh Phong có đúng hay không nhưng với cảnh quan hữu tình vốn có, nó đã trở thành điểm thu hút khách du xuân và Phật tử, đạo hữu trong nhiều năm qua.Đã từ lâu, nơi đây trở thành điểm du xuân hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh. 


Chùa Núi Ông Bình Định
Tượng Phật Quán Thế Âm tại trung tâm chùa Linh Phong

Chùa nằm trong rừng cây cổ thụ, tịch mịch thâm u, có nhiều cây sống lâu đời bao quanh, hình thù cổ quái. Quanh chùa đá mọc ngổn ngang, hoặc đứng sừng sững giữa trời hoặc chen chúc cùng cây cối. Nơi chồng chất thành những hòn giả sơn, nơi lại dựng đứng như vách, nơi lại nằm rải rác như một bầy voi nằm giấu vòi. Nước khe trên núi cao chảy xuống, đến chùa thì chia làm hai nhánh lớn chảy bọc quanh thềm. Hai nhánh lớn lại chia làm nhiều nhánh nhỏ chảy vào sân sau, chảy vào bếp quanh co róc rách, rồi nhập lại nơi sân trước để chảy xuống hồ sen trước chùa. Nơi sườn núi về phía Đông có một hang đá rộng lớn ăn sâu vào lòng núi.

Hang đá được tạo ra bởi một khối đá núi thật to nằm nhô trên những phiến đá khác. Từ chùa, băng qua suối, ngược lên thêm vài chục bậc đá nữa là đến. Trước và trong hang, hàng loạt những phiến đá bằng phẳng như những chiếc bàn, chiếc giường thiên tạo. 

Vẻ đẹp hoang sơ của Chùa Linh Phong
Sự cổ kính của chùa Núi Ông

Ngày nay, chùa Linh Phong sừng sững mái son nổi bật trên nền cỏ cây xanh biếc với tượng Phật Bà ngự giữa tòa sen trước sân chùa. Hai tòa tháp an táng các nhà sư cũng được tu bổ lại. 
Nguồn :Sưu tầm

Địa điểm khác trong vùng

Bãi Eo Gió

Dọc đường biển trên mảnh đất Quy Nhơn có rất nhiều điểm đến, Eo Gió được nhắc đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ và hùng...

Suối Khoáng Nóng Hội Vân

Suối nước nóng Hội Vân là địa danh được nhiều du khách biết đến bởi cảnh đẹp tự nhiên, kỳ ảo và có giá trị...

Khu Du Lịch Tâm Linh Ấn Sơn

Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn đó cũng là Khu Ðàn tế Trời Ðất. Công trình được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến công...

Chùa Linh Phong nằm trong

Quy Nhơn - Bình Định

39 địa điểm ở đây

Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có...