Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trên địa phận hai huyện Lak và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, cách thành phố Buôn Ma Thuột 60 km về hướng đông, được xem là nơi tham quan, du lịch sinh thái thật quyến rũ chẳng thua kém gì Vườn quốc gia York Đôn. Đây là vùng núi cao, nơi tập trung đầu nguồn nhiều sông suối lớn nhỏ trên địa bàn Đắk Lắk.
Thảm thực vật thuộc đa dạng tại vườn quốc gia Chư Yang Sin Muốn đến tham quan, du lịch Vườn quốc gia, du khách đi theo Quốc lộ 27
từ Đà Lạt hay từ Buôn Ma Thuột đến thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện
Lak, từ đây có đường mòn dẫn đến chân núi Chư Yang Sin dài trên 20 km.
Con suối bắt nguồn từ vườn quốc gia Chư Yang Sin Với diện tích lên tới gần 59 ngàn ha, trong đó chia thành nhiều phân khu, với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 19.401 ha, phân khu phục hồi sinh thái 39.526 ha và phân khu dịch vụ hành chính 20 ha, vườn quốc gia Chư Yang Sin còn có một vùng đệm rộng 183.479 ha, nằm trên địa bàn các huyện Lạc Dương, Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng, huyện Lắk và huyện Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk.
Các chú kiểm lâm đang đi tuần tra vườn quốc gia Chư Yang Sin Phía bắc Vườn quốc gia là suối Ea K’ Tuor chảy theo hướng bắc nam đổ vào sông Krông Knô. Sông Krông Knô đổ nước vào sông Srêpok rồi chảy sang nước bạn Campuchia. Trung tâm của Vườn quốc gia là núi Chư Yang Sin cao 2.442m, là đỉnh cao nhất của hệ thống núi non nam Trường Sơn.
Loài hoa sặc sỡ sắc màu tại Chư Yang Sin Vườn quốc gia Chư Yang Sin là một trong những Vườn quốc gia có diện tích rộng lớn nhất nhì ở Tây Nguyên, rừng tự nhiên ở đây còn giữ được vẻ hoang sơ hiếm thấy ở Việt Nam. Sự đa dạng sinh học thể hiện bởi nhiều loại thảm thực vật khác nhau, sự phong phú của các loài động, thực vật đã ghi nhận được 876 loài thực vật bậc cao, đại diện cho các kiểu khí hậu từ Á nhiệt đới đến nhiệt đới, trong đó có 143 loài đặc hữu của Việt Nam, đặc biệt số loài rất quý: thông Đà Lạt, thông lá dẹt, pơ mu, kim giao, đỗ quyên.
Vườn quốc gia Chư Yang Sin đa dạng về động thực vật Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Đà Lạt. Đã tìm thấy 8 loài chim gồm gà tiền mặt đỏ, khướu đầu đen, khướu đầu đen má xám, khướu mun, khướu mỏ dài, mi núi Bà, sẻ họng vàng, chích chạch má xám. Đáng chú ý là loài mi núi Bà, là giống chim đặc hữu của vùng cao nguyên Đà Lạt gần như sắp bị tuyệt chủng.
Loài chim khướu đầu đen má xám có tại Vườn quốc gia Cư Yang Sin Tổng cộng có 203 loài chim và 46 loài thú được ghi nhận tại Vườn quốc gia. Quan trọng nhất là các loài thú cần được bảo tồn tại Vườn quốc gia là voọc vá chân đen và vượn má hung. Vườn quốc gia Chư Yang Sin có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng rừng đầu nguồn thuộc thượng nguồn hệ thống sông Srêpok và vùng rừng giáp với tỉnh Lâm Đồng.
Nguồn: Sưu tầm