Nằm cách thành phố Thanh Hoá khoảng 45km về phía Đông, cách thị xã Bỉm Sơn 30km về phía Bắc và cách Hà Nội 145 km về phía Bắc. Di tích lịch sử Thành Nhà Hồ thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407.
Thành Nhà Hồ - Cổng phía Nam
Tường thành phía Nam
Thành được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Vua Trần. Người trực tiếp chỉ huy là Tể tướng Hồ Quý Ly. Sau khi xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần rời đô về Thanh Hóa. Tháng 2 năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần (1400-1407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô mới. Thành có tên gọi khác là thanh Tây Đô.
Cổng phía Đông
Thành nhà Hồ bao gồm 4 cửa thành theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với thiết kế theo cấu trúc vòm cuốn. Những phiến đá to và nặng được lắp ghép với nhau theo một kĩ thuật đặc biệt, tạo nên những bức tường thành vững chãi. Bên trong là các cung điện, dinh thự. Thành được xây dựng ở địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.
Cổng phía Tây
Những gì còn sót lại ở Thành Nhà Hồ bây giờ là những khối đá khổng lồ trên tường thành. Những bức tường thành 600 năm tuổi, trải dài gần một km mỗi bên, gần như còn nguyên vẹn và bốn cánh cổng thành vẫn đứng sừng sững bất chấp thời gian. Cảnh quan xung quanh tòa thành ẩn chứa sự hài hòa bởi sự kết hợp của dãy núi đá vôi trùng điệp và dòng sông Mã hùng vĩ.
Cổng phía Bắc
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt.
Tường thành phía Tây
Nguồn: Sưu tầm