Giếng Cổ Gio An tại xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là hệ thống dẫn thủy cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, là di tích có giá trị khảo cổ, văn hoá nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo và được người Việt giữ gìn cho đến ngày nay. Theo ước tính Giếng Cổ Gio An đã có trên 5000 năm tuổi.
Hệ thống giếng cổ Gio An đặc biệt lấy nước từ các mạch nước ngầm
Hệ thống giếng cổ Gio An được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia vào ngày 13/3/2001. Hệ thống gồm 14 giếng cổ bao gồm (Giếng Côi, Giếng Dưới, Giếng Búng, Giếng Trạng, Giếng Đào thuộc thôn An Nha. Giếng Gái1, Gái2, Giếng Nậy thuộc thôn An Hướng. Giếng Tép, Giếng Ông, Giếng Bà, Giếng Gai thuộc thôn Hảo Sơn. Giếng Máng thôn Long Sơn. Giếng Pheo thuộc thôn Tân Văn).
Hệ thống giếng cổ có đóng góp lớn trong việc dẫn nước đến hoa màu
Các giếng cổ nằm ở chân sườn các quả đồi đất đỏ bazan, được tạo thành nhờ kỹ thuật lắp ghép, kè đá để khai thác các mạch nước ngầm trong lòng đồi. Từ trước đến nay, dù thời tiết khô hạn đến đâu, nước trong hệ thống giếng cổ vẫn không bao giờ cạn, vẫn trong xanh và mát lạnh.
Giếng nước cổ Gio An gần như vẫn còn nguyên vẹn theo hàng nghìn năm
Các công trình sống ở đây không mang hình ảnh những chiếc giếng thường thấy ở các làng xã, nông nghiệp ở đồng bằng, mà những mạch nước ngầm từ trên đồi ở những độ dốc khác nhau. Người xưa đã biết tận dụng và sắp xếp việc hứng nước, lấy nước, dẫn nước ... theo ý đồ của mình bằng cách xếp đá, ngăn dòng, lập bể, lập hồ dựng mương.
Hệ thống giếng cổ bao gồm nhiều mô hình giếng khác nhau
Đây là kỷ thuật khai thác nước với dạng cấu trúc độc đáo. Dựa trên nguyên tắc bình thông nhau, các ống đá được xếp chồng và nâng mặt nước trong giếng cao hẳn lên, từ đó tạo nên độ chênh với mặt bằng của lòng mương dẫn, nước sẽ theo các lỗ khoét trên thành giếng tràn ra ngoài. Loại hình này gồm có giếng Pheo, Giếng Boọng, Giếng Đàng.
Hệ thống giếng cổ Gio An cần được bảo vệ trước sự bào mòn của thiên nhiên
Giếng cổ được chia thành 2 dạng
Dạng một là giếng có bể lắng và máng dẫn. Đây là những công trình liên hoàn rất quy mô, đòi hỏi sự tính toán kỹ thuật rất cao và chế tác đá công phu. Mỗi hệ thống giếng có 3 bậc. Bậc cao nhất là bãi hứng nước, bãi này rất rộng, có nơi hàng trăm mét vuông, xếp bằng đá cuội lớn, rất cứng. Từ bãi hứng này, nước chảy qua các máng, được đẽo từ đá tổ ong màu đen. Từ các máng, nước chảy xuống bậc thứ 2, gọi là giếng. Giếng này sâu hơn 1 mét, xếp bằng đá cuội lớn. Tiếp theo bể chứa là mương dẫn nước vào các ruộng bên dưới.
Hệ thống giếng cổ Gio An mang lại nhiều tiện ích cho đời sống người dân nơi đây
Dạng thứ hai là những giếng được xây dựng ít công phu hơn, chỉ là những bể chứa được đào sâu và xếp bằng đá cuội lớn ngay cửa mạch nước trong sườn đồi trực tiếp chảy ra, làm cho giếng luôn đầy và mát lạnh.
Dòng nước giếng cổ thay đổi nhiệt độ theo mùa
Có thể nói, giếng cổ Gio An là một loại hình di tích quý hiếm và độc đáo. Nguồn nước trong lòng giếng tự chảy trực tiếp từ các sườn đồi và chảy tự nhiên nên luôn trong veo. Điều lý thú là các giếng tự điều tiết được nhiệt độ qua từng mùa (mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát). Những hệ thống giếng này rất hoàn hảo về kỹ thuật, rất phù hợp với phương thức canh tác ruộng bậc thang.