Từ Cửa Việt ra Cồn Cỏ mất khoảng 2 tiếng đi tàu. Từ xa, đảo hiện ra xanh thẫm trên một vùng trời nước xanh ngọc, dáng như một con hổ đang vồ lấy mồi. Thế nhưng quan sát từ trên cao, đảo lại có hình dáng tròn như một viên ngọc.
Khung cảnh thiên nhiên hữu tình của Đảo Cồn Cỏ Thế giới động vật trên đảo rất đặt trưng. Các loài chim, rắn ở đây rất nhiều, đặc biệt có loài rắn lục nhỏ xanh có thể ngâm làm thuốc. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là loài cua đá to gần bằng bàn tay, là nguồn thực phẩm dồi dào và quan trọng trên đảo.
Ngọn hải đăng trụ vững vàng sau những năm tháng thăng trầm bom đạn Con cua đá đảo Cồn Cỏ còn vinh dự được đi vào bài hát vui nhộn thời chiến tranh mang tên “Con cua đá”. Ngoài ra, biển Cồn Cỏ còn có giống rắn biển và hải sâm đen, trắng to bằng ngón chân cái, dài bằng gang tay, đều là những loại thuốc quý.
Cua đá - loài sinh vật quý có ở Đảo cồn cỏ
Chính vì hệ sinh thái đa dạng mà hướng phát triển của đảo Cồn Cỏ là du lịch sinh thái, hấp dẫn du khách bằng vẻ nguyên sơ. Trên đảo có hàng chục cây bàng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đặc biệt có bàng vuông - một giống cây quý cũng có trên đảo Trường Sa. Ngoài ra, ngọn hải đăng liên quan đến Anh hùng LLVT Thái Văn A - chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ - nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt ngày nay vẫn còn trên đảo. Đây cũng sẽ là một địa chỉ đỏ để khách du lịch tìm hiểu lịch sử truyền thống.
Sang hô và rong biển tạo cho vùng biển Cồn Cỏ thêm phần hấp dẫn Ở vùng biển xung quanh đảo Cồn Cỏ, du khách sẽ hài lòng với dịch vụ lặn biển ngắm san hô, bởi đáy biển có rạng san hô tuyệt đẹp và những loài cá quý xen lẫn. Đến nay ở đảo Cồn Cỏ, theo thống kê có 113 loài san hô, 57 loài rong, cỏ biển, 67 loài động vật đáy, 19 loài giáp xác, 224 loài cá biển khơi... Từ độ sâu 8-10m, san hô chiếm 85% diện tích đáy biển, màu sắc, hình thù vô cùng sặc sỡ, lạ mắt chẳng khác nào một tòa lâu đài lộng lẫy dưới thủy cung.
Nguồn: Sưu tầm