Du khách không khỏi thích thú khi ngước nhìn mạch nước chảy ra từ núi đá nham thạch (Đảo Lý Sơn từng là miệng núi lửa) rêu phong. Phong cảnh chùa Hang lại phác họathêm trong lòng người tham quan một ấn tượng hết sức thi vị vì những bức tranh thủy mạc ấy là thiên nhiên ưu đãi ban cho huyện đảo Lý Sơn.
Chùa Hang là nơi thờ tự Phật và các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây huyện đảo. Điện thờ không quá lớn song đặt trang nghiêm giữa hang động chính. Theo người dân huyện đảo thì trong hang mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, là nơi dân đảo cư ngụ khi thời tiết khắc nghiệt. Nằm ngay sát biển, nhưng ngay lối vào hang chính lại có mạch nước ngọt.
Khung cảnh Chùa Hang trên đảo Lý Sơn đang chìm mình trong vách núi đá Chùa Hang là ngôi chùa nằm sâu trong hang núi đá, trên đảo Lý Sơn. Người dân Lý Sơn, nhìn chung, là hiền, chất phát, hiếu khách và phần lớn, có niềm tin vào tôn giáo và tín ngưỡng dân gian. Phật giáo là tôn giáo mà nhiều người và nhiều gia đình nhận làm tôn giáo truyền thống nhất.
Tượng Quan Âm Bồ Tát lộ thiên nhìn ra phía biển Đông Đảo có bốn ngôi chùa và một tịnh xá, gồm các chùa: Chùa Hang, chùa Đục, chùa Vĩnh Ân, chùa Từ Quang, và tịnh xá Ngọc Đức. Trong năm ngôi tự viện ấy, chùa Hang có phong cảnh đẹp nhất, gắn liền với nhiều truyền thuyết thần bí. Chùa cũng được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia. Chánh điện chùa này nằm sâu trong hang núi đá, nên người dân quê tôi gọi chùa ấy là chùa Hang.
Bên trong Chánh điện Chùa Hang nằm sau trong hang núi đá Mặc dù bốn chữ “Thiên Khổng Thạch Tự” được khắc trên vách núi đá trước chánh điện nhưng người dân nơi đây vẫn thường gọi ngôi chùa này là chùa Hang. Tên gọi nghe có vẻ dân dã, mộc mạc nhưng nó thường gắn liền với những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu của bao lớp người sinh ra và lớn lên nơi đây.
Chánh điện chùa Hang Theo lời kể lại của người dân sống nơi đây, chùa Hang được tạo lập vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười bảy, trong thời kỳ của vua Lê Kính Tông. Chùa được kiến lập và trông nom bởi dòng họ Trần Công, đầu tiên là các ông Trần Công Thành, Trần Công Bạch. Tương truyền rằng, ngày ấy, các ông này có “phép thuật” rất cao. Trong thời gian cư ngụ tại chùa Hang, các ông thường “rấm đậu thành binh” để chống kẻ thù xâm lược hoặc tiêu trừ yêu quái; các ông có thể ngồi hoặc đứng trên chiếc nón lá nhỏ lướt sóng đi vào đất liền. Và truyền rằng, trong chánh điện của ngôi chùa có đường lên trời và đường xuống âm phủ. Hiện nay, bên phải chánh điện chùa (từ ngoài vào) vẫn còn một con đường thông sâu vào trong núi, dài khoảng hơn 20 m; đường nhỏ và tối.
Một con đường nhỏ và tối được thông sau vào trong núi Chánh điện chùa Hang nằm sâu trong hang núi đá, chiều dài khoảng hơn 35m và chiều rộng khoảng chừng 30m, có hình dáng như hàm con ếch, ngoài cao (khoảng 10m) trong thấp dần (chạm đất), tại nơi Phật tử và khách tham quan thường lễ Phật cao khoảng chừng 3m. Hình như, theo thời gian, do độ giản nở của đá, chiều cao của hang đá này thấp dần.
Các tượng Phật được chưng thờ chánh giữ Chùa Hang Chùa hướng ra phía Bắc, hướng gió Bấc thổi vào. Vào những ngày biển động, gió thổi rất mạnh vào sân chùa và những vách núi, thường tạo ra nhiều âm thanh khác lạ: du dương cũng có, huyền bí cũng có, mà “ma quái” cũng có.
Ngày trước, vì chùa tọa lạc cách xa dân cư trong một hang đá dưới chân núi và đường đến chùa hiểm trở, nên Phật tử chỉ thỉnh thoảng hoặc vào những dịp lễ lớn mới về chùa thắp hương, dâng hoa cúng Phật. Bây giờ, đường đi đến chùa thuận tiện hơn, nên Phật tử quanh vùng đã thành lập một Ban hộ tự, và phân công người ở lại chùa trông nôm nhang đèn thường ngày.