Chùa Chân Tiên

Chùa Chân Tiên hay Chân Tiên Tự, thuộc xã Thịnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xây dựng vào thời nhà Trần (thế kỷ 13). Đây là một ngôi chùa khá đẹp trên núi Tiên Am. Bốn phía xung quanh chùa Chân Tiên, có nhiều cảnh đẹp và di tích gắn với những truyền thuyết, huyền thoại như: cây đa nơi Thái thượng lão quân nghỉ mát, dấu chân Tiên, chùa Vồn Sơn thờ Phật Tổ, bàn cờ tiên, nền Sơn Tinh, nền Hoàng Thạch, bàu tiên v.v…
chua-chan-tien 

Đây là công trình có kiến trúc hài hòa, gồm hai nhà: nhà bên trái và nhà bên phải.

Bên trong Chùa, các bộ vì đỡ mái, cửa võng được chạm nổi hình lá ba chẽ, nét chạm sâu và nổi khối tạo cảm giác khoẻ, vững chãi cho kiến trúc. Trên những bức cốn, được chạm trổ hình rồng phượng, hoa lá cỏ cây. Chùa Chân Tiên khá rộng rãi và thoáng đãng so với các chùa trong phố. Vườn chùa vẫn còn trồng rất nhiều loại cây dân dã như mít, chuối, nhãn, chanh leo...

ben-trong-chua

Một góc bên trong của Chùa

Đứng trên chùa nhìn xuống là những rừng thông xanh trùng điệp. Tất cả những di tích và dấu tích này đã góp phần làm cho mảnh đất Thịnh Lộc trở thành một trong những địa điểm du lịch lý tưởng.


Chùa Chân Tiên tọa lạc lưng chừng của đỉnh Am Tiên, được xây dựng vào đời nhà Trần

Chùa Chân Tiên còn là một di tích lịch sử cách mạng. Trong phong trào Văn thân Cần Vương (1885-1896), xã Thịnh Lộc có nhiều người con tham gia vào nghĩa quân của cụ Phan Đình Phùng như: Trần Quang Tụ, Nguyễn Đăng Thiện, Phạm Môn…Chùa Chân Tiên lúc bấy giờ đã trở thành một trong những căn cứ luyện tập của nghĩa quân. Khi phong trào chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908 nổ ra và lan về Hà Tĩnh, ông Nguyễn Hằng Chi đã chọn vùng này làm nơi tập trung nho sỹ đi biểu tình.

di-tich

Chùa Chân Tiên còn là một di tích lịch sử cách mạng

Lễ hội chùa Chân Tiên có 2 phần chính: Phần lễ và phần hội, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, mang đậm bản chất truyền thống. Sau phần lễ, phần hội được tổ chức với các trò chơi như kéo co, đua thuyền, đánh cờ, bóng chuyền, thi cắm trại…Ở lễ hội Chân Tiên Ta không chỉ cầu tài, cầu lộc, nhớ ơn người có công với nước, mà còn được thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, tọa lạc trên đỉnh núi Hồng, được tận mắt chiễm ngưỡng vẻ đẹp của dãy núi xứ Nghệ hùng vĩ 99 đỉnh mây mờ huyền ảo và thơ mộng. 


Lễ hội chùa Chân Tiên

Nơi đây còn có quần thể tự nhiên đầy sức quyến rũ: Giếng Tiên, Bàu Tiên, Động Trúc, Động Mai, Động Thạch Thất; Đá Ông, Đá Bà, và dấu Chân Tiên. Giữa núi Tiên An có một khối đá bằng phẳng, trên mặt đá in hình dấu bàn chân phải của người khổng lồ, người đời gọi đó là Bàn Chân Tiên. Cạnh đá Chân Tiên có một mặt đá phẳng, trên mặt đá có ô bàn cờ, người ta gọi là Bàn Cờ Tiên.

Địa điểm khác trong vùng

Đền Chợ Củi

Đền chợ Củi có tên chữ là Khu Độc Linh Từ được tạo dựng vào cuối đời nhà Lê, là nơi thờ ông Hoàng Mười...

Khu sinh thái Bình Mỹ - Sông Nghèn

Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - Sông Nghèn là địa điểm thú vị cho những người yêu thích thiên nhiên. Du khách có...

Di chỉ khảo cổ học Thạch Lạc

“Di chỉ Thạch Lạc” là một trong số các Di chỉ thuộc hệ thống Di khảo cổ học thuộc loại hình Di chỉ Cồn Sò...

Chùa Chân Tiên nằm trong

Hà Tĩnh

26 địa điểm ở đây

Hà Tĩnh trước đây cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (thời Bắc thuộc), Nghệ An Châu...