Điện Tây Sơn

Di tích điện thờ Tây Sơn thuộc Khối 1, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, cách thành phố Quy Nhơn 40km về hướng Tây Bắc, là nơi thờ ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, trải qua bao dâu bể vẫn luôn được giữ gìn tôn tạo, thể hiện tấm lòng tự hào, tôn kính, son sắt thủy chung của dân đối với ba anh em Tây Sơn.

di tích đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt
Di tích đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt

Tây Sơn (còn gọi là Bích Kê) là dải núi nằm ở Phía Tây, cách Côn Minh 12 km. Đi theo con đường rải nhựa xuyên qua những cánh rừng nguyên sinh lên núi Tây Sơn, du khách sẽ được tham quan những thắng cảnh nổi tiếng như Hòa Đình Tự, Thái Hòa Tự, Tam Thanh Các, Long Môn. Đây là khu phức hợp đình đài của Đạo Giáo, Nho Giáo và Phật giáo và là điểm tham quan chính của du khách khi đến Côn Minh.

Tây Sơn là một phong trào giải phóng dân tộc lừng danh, đánh đuổi 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Mãn Thanh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Sau khi nhà Tây Sơn mất, để thể hiện niềm tri ân đối với người có công với nước. Năm Minh Mệnh thứ 3 (1823), nhân dân địa phương đã góp công, góp của xây dựng ngôi đình làng trên nền nhà cũ của ông bà Hồ Phi Phúc để bí mật thờ ba anh em nhà Tây Sơn, lấy tên là đình Kiên Mỹ.

Bàn thờ Quang Trung hoàng đế
Bàn thờ Quang Trung hoàng đế

Ngôi đình nằm trong khu vườn với diện tích 2.323m2, bên cạnh còn giếng nước và cây me do cụ Hồ Phi Phúc nuôi trồng và tạo dựng nên. Ban đầu, đình được xây dựng với kiến trúc theo kiểu nhà mái lá miền Trung, có diện tích trên 100m2, có tiền đường, hậu tẩm, chất liệu bằng gỗ, mái lợp tranh, vách đất, có trính cấu, cột lỏng đở các vì kèo đầu chạm long, phụng, cửa bàn pha, các cây cột ví von: "Hạc chợ đình, cột đình Kiên Mỹ".

Di tích Tây Sơn nhìn từ bên ngoài
Di tích Tây Sơn nhìn từ bên ngoài

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước tạm thời chia cắt, nhân dân quận Bình Khê (Tây Sơn) lại góp công, góp của xây dựng lại ngôi đình ngay trên nền cũ, chính thức lấy tên là Tây Sơn Điện vào năm 1958. Từ đó, việc thờ cúng ba anh em nhà Tây Sơn và lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc hồi Đống Đa hàng năm được tổ chức công khai. Tây sơn Điện được kiến trúc theo kiểu chữ đinh, móng xây đá chẻ, vách xây gạch đặc, mái lợp ngói đúc bằng xi măng, diện tích trên 100m2. 

Điện thờ chính có 3 gian, chính giữa thờ Quang Trung Hoàng đế - Nguyễn Huệ. Bên phải thờ Thái Đức Hoàng đế - Nguyễn Nhạc, bên trái thờ Đông Định Vương - Nguyễn Lữ. Tả, hữu điện thờ các quan văn võ và tiên tổ dòng họ nhà Tây Sơn. Tất cả đều có án thờ và trang trí theo kiểu cung đình ở miền Trung, hai đầu hồi có giá chiêng, trống để phục vụ tế lễ.

Nô nức trẩy hội mừng chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa
Nô nức trẩy hội mừng chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

Điện Tây Sơn dù đã trải qua bao năm tháng nhưng vẫn được nhân dân địa phương bảo tồn và phát huy giá trị nhằm thỏa mãn đời sống tâm linh của mọi người. Điện Tây Sơn đã được Bộ VHTTDL công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Nguồn: Sưu tầm

Địa điểm khác trong vùng

Bãi Eo Gió

Dọc đường biển trên mảnh đất Quy Nhơn có rất nhiều điểm đến, Eo Gió được nhắc đến bởi vẻ đẹp nguyên sơ và hùng...

Suối Khoáng Nóng Hội Vân

Suối nước nóng Hội Vân là địa danh được nhiều du khách biết đến bởi cảnh đẹp tự nhiên, kỳ ảo và có giá trị...

Khu Du Lịch Tâm Linh Ấn Sơn

Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn đó cũng là Khu Ðàn tế Trời Ðất. Công trình được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến công...

Điện Tây Sơn nằm trong

Quy Nhơn - Bình Định

39 địa điểm ở đây

Bình Định là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam, có...