Cồn Hến

Cồn Hến là một hòn đảo nhỏ trên sông Hương đoạn chảy qua thành phố Huế. Sông Hương chảy từ Bắc về hạ lưu ra biển chia làm hai nhánh, với Cồn Hến ở giữa. Nhánh bên trái chảy qua địa phận các phường Phú Cát, Phú Hiệp, nhánh bên phải chảy qua phường Vỹ Dạ.

Cồn Hến Sông Hương

Cầu Phú Lưu là cây cầu nhỏ duy nhất dẫn vào Cồn Hến từ đường Nguyễn Sinh Cung, phường Vỹ Dạ. Cây cầu này được xây dựng trước năm 1975 và đã trải qua nhiều lần trùng tu. Cầu rộng 3m và không dành cho ô tô. Qua cầu Cồn là thẳng tới con đường chính có tên là Ưng Bình.  Cuối đường Ưng Bình là một bến đò ngang, đò đi về giữa Cồn Hến và khu phố cổ Chi Lăng ở bờ bắc sông Hương, phía Kinh Thành.

Cồn Hến Sông Hương

Khi vua Gia Long khởi dựng Kinh thành Phú Xuân mới  năm 1805, theo thuật phong thuỷ, Cồn Hến được lựa chọn là yếu tố Thanh Long - nằm bên trái, trước Kinh thành cùng với cồn Dã Viên là yếu tố Bạch Hổ, nằm bên phải. Cũng trong việc xây dựng Kinh thành, 8 xã thuộc phạm vi quy hoạch đã phải di dời. Cồn Hến là nơi tái định cư của dân xã Phú Xuân. Và cộng đồng dân cư Cồn Hến đông thêm, “xứ cồn cạn” này trở thành một đảo nhỏ trù phú.

Cồn Hến Sông Hương

Sau khi có người sinh sống ở Cồn Hến, mọi thứ nơi đây trở nên sôi động hơn. Ngư dân đi soi cá thường về trú ngụ. Nơi đây cũng xuất hiện nghề soi cá đêm. Người ta soi cá bằng cách dùng những cành thông khô bó lại rồi đốt thành lửa, chế thêm 1 cái chĩa 3 mũi nhọn làm bằng thép để đâm cá. Đó là cách duy nhất để họ sinh tồn trên Cồn Hến.

Cơm Hến

Vào đời vua Thiệu Trị, hến được người dân đem bán quanh nội thành và trở thành món ăn nhiều người ưa thích. Để vua có bữa ăn ngon miệng, một hôm, đầu bếp đã chế biến cho vua một món ăn khác lạ. Khi dâng lên, vua Thiệu Trị nếm thử, khen ngon, bèn hỏi về lai lịch món này. Đầu bếp tâu rằng, do đôi vợ chồng sinh sống đầu tiên ở Cồn Hến làm ra.
 
Hến Sông Hương

Ngạc nhiên về món ăn lạ, vua lệnh cho lính đưa ông ra du ngoạn ở Cồn Hến. Từ đó, vua cũng có những ưu tiên đặc biệt cho người dân sinh sống trên đây, đồng thời khuyến khích người dân bắt hến để dùng trong các bữa ăn như là đặc sản của đất kinh thành.
 
Hến Sông Hương

Sau lần đó, hến trở thành món ăn khoái khẩu không thể thiếu hàng ngày của các bậc vua chúa và quản thần trong cung. Khi biết việc cào, bắt hến vô cùng cực nhọc, nhà vua mới có chỉ dụ miễn thuế cho nghề cào hến. Đây cũng là một trong những nghề hiếm hoi không phải nạp thuế cho triều đình thời điểm bấy giờ.

Cồn Hến Sông Hương

Ngoài đặc sản hến, người dân Cồn Hến còn trồng được loại ngô rất kỳ lạ ở cuối cồn. Loại ngô này bắp rất to, các hạt đều tăm tắp, màu trắng, dẻo mềm và có vị thơm đặc biệt. Cứ dịp lễ, tết người dân Cồn Hến thường dâng lên vua chúa hai đặc sản hến và bắp. Đây được coi là hai món sơn hào hải vị cũng chính là 2 món ăn mà đôi vợ chồng năm xưa khi đến khai hoang ở vùng đất này đã làm ra.

Địa điểm khác trong vùng

Làng nón bài thơ Tây Hồ

Làng Tây Hồ là nơi sản sinh ra chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm...

Làng Thái Dương Hạ

Thai Dương Hạ trực thuộc xã Hải Dương, huyện Hương Trà, riêng thôn Thai Dương trở thành xã Thuận An và gần đây sáp nhập...

Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu

Khu phố được xây dựng bằng hình thức xã hội hóa với sự tham gia của bốn doanh nghiệp địa phương và 24 hộ kinh...

Cồn Hến nằm trong

Cố đô Huế

127 địa điểm ở đây

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là...